Chân dung "đại gia tiền mặt" cho Bamboo Airways vay không tài sản đảm bảo, lãi suất rất thấp

Tính từ năm ngoái đến ngày 10/4/2023, Bamboo Airways nợ gốc và lãi với ông Lê Thái Sâm 7.727 tỷ đồng. Ông Sâm đã ký nhiều hợp đồng cho Bamboo Airways vay tiền mặt (không lãi suất, lãi thấp và không tài sản đảm bảo) để giúp Bamboo Airways vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính.

Bamboo Airways hiện có vốn điều lệ 18.500 tỷ đồng và muốn phát hành 772 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ thêm 7.720 tỷ đồng để hoán đổi các khoản nợ thành cổ phần theo thỏa thuận giữa chủ nợ với công ty. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phần. Đồng thời, Bamboo Airways phát hành 185 triệu cổ phần cho nhà đầu tư mới, cũng với giá 10.000 đồng/cổ phần, tăng vốn thêm 1.850 tỷ đồng. Như vậy, sau 2 đợt phát hành vốn điều lệ Bamboo Airways sẽ tăng lên 28.070 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tại đại hội, ông Lê Thái Sâm đã đề xuất phương án phát hành thêm 1,15 tỷ cổ phần thay vì 957 triệu cổ phần, để tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng. Đề xuất của ông Sâm đã được đại hội cổ đông Bamboo Airways thông qua.

ong-le-thai-sam-dang-lam-mua-lam-gio-tai-flc-va-bamboo-airways-la-ai-1683689627.png
Ông Lê Thái Sâm (ngoài cùng bên phải) tại đại hội cổ đông bất thường của Tập đoàn FLC. (Ảnh: FLC).

Trước khi được bầu làm Thành viên HĐQT FLC, ông Sâm đã cho FLC vay 621 tỷ đồng qua 4 hợp đồng tín chấp, từ tháng 4 đến tháng 6/2022, với lãi suất 7%/năm. 

Ngay trước đại hội, vào ngày 8/5, Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC đã thông qua toàn văn dự thảo hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng 400 triệu cổ phần của CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways – BAV) mà Tập đoàn FLC đang sở hữu cho ông Lê Thái Sâm – Thành viên Hội đồng quản trị của FLC, đổi lại là thanh lý toàn bộ nợ. Theo báo cáo tài chính quý 3/2022 của FLC, Công ty đang nợ ông Lê Thái Sâm 621 tỷ đồng.

FLC Group đang đầu tư 4.015 tỷ đồng, tương ứng 21,7% vốn của Bamboo Airways. Đến cuối năm 2022, FLC ước tính đã trích lập dự phòng tổn thất 3.642 tỷ đồng cho khoản đầu tư này, tương đương với việc Bamboo Airways có số lỗ lũy kế gần 16.783 tỷ đồng.

Đi cùng với việc chuyển nhượng, ông Lê Thái Sâm sẽ tài trợ không hoàn lại cho FLC một khoản tiền để FLC thực hiện các nghĩa vụ tài chính đến hạn và/hoặc giải chấp các tài sản thuộc sở hữu của FLC đang được cầm cố, thế chấp.

Tại Đại hội cổ đông, ông Lê Thái Sâm thành viên Hội đồng quản trị Bamboo Airways cho biết tổng số tiền nợ gốc và lãi mà Bamboo Airways đang nợ cá nhân ông tính đến ngày 10/4/2023 là 7.727 tỷ đồng. Ông Sâm đã ký nhiều hợp đồng cho Bamboo Airways vay tiền mặt (không lãi suất, lãi thấp và không tài sản đảm bảo) để giúp Bamboo Airways vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính. 

Ông Sâm cũng tiết lộ đang trực tiếp sở hữu 243,7 triệu cổ phần Bamboo Airways, tương ứng 12,53% vốn. Trong ngày (8/5), Tập đoàn FLC đã ra nghị quyết chuyển nhượng cổ phần mà FLC sở hữu tại Bamboo Airways cho ông Sâm. Nếu tính thêm lượng cổ phiếu này, ông Sâm sẽ nắm giữ hơn 645 triệu cổ phần tại Bamboo Airways, tương ứng tỷ lệ 34,87%.

Cách đây ít hôm, Ngân hàng Quốc dân (NCB) công bố đang là cổ đông lớn nắm giữ 203 triệu cổ phiếu, tương đương 11% vốn của Bamboo Airways và muốn thoái vốn khỏi Bamboo Airways.

20dcb15b1dfdc2a39bec-1683688975.jpg

Ông Lê Thái Sâm, sinh năm 1964 và tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân TPHCM vào năm 1986, và có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ, tài chính – ngân hàng. Ông Sâm tham gia Hội đồng quản trị FLC từ tháng 7/2022 và được FLC giới thiệu là người am hiểu sâu sắc về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và có nhiều quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn. Ông tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân TP.HCM, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng.

Ông được tập đoàn FLC giới thiệu "là người am hiểu sâu sắc về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam" và "có nhiều quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn". Sau đó một tháng, ông Sâm tiếp tục được bầu vào HĐQT Bamboo Airways.

Được biết, ông Sâm từng là ủy viên HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (mã chứng khoán: DIG). Cụ thể, ông Sâm công tác tại DIC từ tháng 3/2009 đến tháng 5/2012, trước khi có đơn từ nhiệm với lý do "tập trung thời gian cho công việc kinh doanh cá nhân".

Ngoài ra, ông Sâm còn là người đại diện theo pháp luật của 3 công ty bao gồm CTCP Thép Thăng Long (hiện không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký), CTCP Sắt thép Cửu Long (đang làm thủ tục giải thể), Công ty TNHH Sun (thành lập năm 2006, trụ sở tại TP. Đà Nẵng).

Thuận An