Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Bồi hồi nhìn lại vẻ đẹp văn hoá truyền thống qua làng nhang Lê Minh Xuân

Trong ánh nắng vàng giữa bầu trời trong vắt, dẫn lối vào làng nhang xã Lê Minh Xuân là những bó nhang toả sáng vàng rực cùng mùi hương trầm thơm phảng phất cả con đường.

Có dịp đi ngang huyện Bình Chánh (TP.HCM) đoạn Mai Bá Hương, Thích Thiện Hòa, bạn sẽ ngửi được hương nhang thoang thoảng trong gió. Đoạn đường này là nơi lưu giữ làng nhang Lê Minh Xuân. Đây được biết đến là một trong những nơi sản xuất nhang lớn nhất và lâu đời nhất khu vực Nam bộ. Năm 2012 nơi này được công nhận là làng nghề truyền thống. 

7-1696406815.jpg

Có tuổi đời hơn 80 năm, làng nhang in hằn nhiều vết thời gian. Con người, thế hệ, cái nghề, cái nghiệp đều là những minh chứng cho “chuyến xe” chuyên chở những mong ước, cầu nguyện của người dân đến với tổ tiên, liệt sĩ, trời, Phật. 

3-1696406815.jpg
Người dân sản xuất quanh năm, tập trung vụ chính vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng, rằm tháng 7,... Vào những dịp ấy con đường khắp làng đều “thay áo” mới, rực rỡ ánh vàng hay đỏ đô chói loá.
1-1696406814.jpg
Theo kinh nghiệm người dân chia sẻ, để có cây nhang toả hương trên bàn gia tiên trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là tạo bột nhang cũng là bước quyết định chất lượng của sản phẩm. Bột gỗ, bột trấu được nghiền nhỏ, trộn thêm hương liệu để cây nhang tỏa được hương thơm đặc trưng. Khi trộn bột phải đảm bảo độ mịn, độ ẩm vừa phải. Kế đó là công đoạn se nhang, phơi khô, đếm số lượng và đóng gói.
4-1696406815.jpg
Ngay từ đầu làng, bạn đã cảm nhận được hương thơm ngào ngạt và sắc đỏ vàng rực của những bó nhang.
2-1696406815.jpg
Se nhang là nghề nhẹ và không khó. Theo bà Huệ (64 tuổi) chủ một cơ sở sản xuất nhang cho biết cái cực của nghề là phơi nhang là vào mùa mưa. Thời tiết ít nắng khiến nhang không lên nổi màu, bên cạnh đó độ ẩm cao cũng làm nhang dễ bị ẩm, mốc.
6-1696406814.jpg
Bà Huệ cho biết thêm, vào dịp này các năm trước nhà nhà đều tất bật chuẩn bị nhang để kịp giao Tết. Nhưng những năm gần đây sản lượng đặt hàng sụt giảm đáng kể khiến nhiều người cũng không còn tha thiết với nghề. “Cô se nhang cũng hơn 30 năm rồi. Bỏ thì tiếc nghề nên giờ chỉ làm cầm chừng đủ mưu sinh”, bà Huệ bộc bạch.
5-1696406815.jpg
Để tăng năng suất, nhiều hộ đầu tư máy móc chẻ lõi, se hương… để có thể cho sản lượng tăng gấp năm đến mười lần, góp phần tăng giá trị kinh tế.
9-1696406815.jpg
Nhang được phơi khô dưới nắng trước sân nhà, trên những con đường nhỏ.
8-1696406815.jpg
Dù đã trải qua rất nhiều biến động thời gian nhưng làng nhang Lê Minh Xuân vẫn tiếp tục được lưu giữ và truyền qua nhiều thế hệ.
10-1696406815.jpg
Người dân ở đây chủ yếu sản xuất chân nhang có màu đỏ sẫm...

Trên bàn thờ gia tiên của người Việt Nam ta, nhang là thứ không thể thiếu trong những dịp hiếu, hỉ, lễ, tết... Hình ảnh những người thợ cần mẫn, khéo tay của làng nhang lặng lẽ làm công việc lưu giữ một nghề thủ công truyền thống mang nét đẹp văn hóa Việt trong lòng một đô thị sầm uất như TP.HCM đáng được trân trọng và giữ gìn. 

Bài, ảnh: Y Thanh - Lưu Duyên