Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

2 Ngày 1 Đêm: Dàn cast tìm về di sản văn hóa vùng đất Bạc Liêu

Đến với 2 tập 58, 59 của 2 Ngày 1 Đêm dàn cast đã có hành trình đến với xứ sở của đờn ca tài tử để lắng nghe ca khúc Dạ Cổ Hoài Lang, và cùng nhau đi qua nhiều di sản văn hóa của vùng đất này.

Mở đầu hành trình khám phá văn hóa di sản miền Tây Nam Bộ, chương trình đã đến tỉnh Bạc Liêu, cùng hai khách mời là diễn viên Phương Anh Đào và Hữu Đằng. Có thể thấy với chủ đề “Người thừa kế”, 2 Ngày 1 Đêm đã truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa trong hành trình tìm về di sản văn hóa, vùng đất được xem là cái nôi của đờn ca tài tử Bạc Liêu.

befunky-collage-2024-08-20t143114722-1724139139.jpg
Một số địa điểm nổi bật của di sản văn hóa Bạc Liêu.

Nhà công tử Bạc Liêu - kiến trúc bề thế vượt thời gian

Nơi đây không chỉ mang một vẻ đẹp của lối kiến trúc phương Tây mà còn là nơi lưu giữ những kỷ vật, đọng lại với thời gian những câu chuyện về văn hóa và đời sống của công tử Bạc Liêu vang danh một vùng. Hiện tại, toàn bộ ngôi nhà của công tử Bạc Liêu lên đến hơn 400 tỷ đồng.

ban-sao-cua-kunn2226-1724137943.jpg
Các thành viên bắt đầu hành trình Bạc Liêu và ở nhà công tử Bạc Liêu.

Ngôi nhà đặc biệt này được xây dựng vào năm 1919, khi “công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy tròn 19 tuổi. Nhà công tử Bạc Liêu được thiết kế và xây dựng bởi bàn tay của kỹ sư người Pháp từ các vật liệu chất lượng được chuyển từ nước Pháp xa xôi. Với quy mô đồ sộ của nó, dân cư trong vùng còn gọi căn nhà nổi tiếng này với cái tên “Nhà Lớn”.

screenshot-2024-08-20-134149-1724137971.png
Ngôi nhà sở hữu vị trí đắc địa cùng lối kiến trúc hiện đại bán cổ điển của công tử Bạc Liêu.

Chương trình mang đến cho dàn cast và khách mời những câu chuyện xoay quanh về cuộc đời và gia thế của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ngoài ra, những thử thách của tập này cũng được lấy cảm hứng từ câu chuyện công tử Bạc Liêu. 

screenshot-2024-08-20-141455-1724138118.png
Dàn cast lắng nghe thuyết minh về công tử Bạc Liêu tại ngôi nhà của ông.

Check in vườn nhãn cổ Bạc Liêu tuổi đời trăm năm 

Các thành viên di chuyển đến vườn nhãn cổ Bạc Liêu, một địa điểm không thể bỏ qua khi đến đây. Với những ai lần đầu đến đây cũng ấn tượng với dáng vẻ gân guốc và uốn lượn tựa như những tác phẩm nghệ thuật mà tạo hóa đã khắc nên ở từng gốc và thân cây.

screenshot-2024-08-20-141825-1724138339.png

Vườn nhãn có từ thế kỉ 19, khi người Hoa di cư xuống miền Tây, ông Trương Hưng là người đầu tiên mang hai giống nhãn su-bíc và tu-huýt về trồng ở nơi đây. Từ hai giống nhãn cổ người dân lai tạo ra các giống nhãn như hiện nay, và rượu nhãn cũng là một trong những thức quà đặc trưng của vùng đất này. 

screenshot-2024-08-20-134216-1724138376.png
screenshot-2024-08-20-134553-1724138376.png
screenshot-2024-08-20-134132-1724138429.png
Rượu nhãn - thức quà đặc trưng ở Bạc Liêu.

Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu – Bạc Liêu

Nhắc đến Đờn ca tài tử Nam Bộ, bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu có lẽ là ca khúc nổi tiếng nhất. Vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhiều biến cố lịch sử bản nhạc vẫn sống trong lòng cuộc đời. Nghệ thuật đờn ca tài tử trở thành dòng nhạc đặc trưng của dân tộc Việt Nam, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2013.

screenshot-2024-08-20-134646-1724138526.png
Toàn cảnh khuôn viên khu lưu niệm nghệ thuật.

Tại đây, các thành viên của chương trình sẽ được lắng nghe chia sẻ về cuộc đời của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và câu chuyện về bản “Dạ cổ hoài lang”. Cũng tại đây, 4 thành viên của mỗi đội sẽ phải thực hiện một thử thách liên quan đến bộ môn hát vọng cổ.

screenshot-2024-08-20-135755-1724138848.png
ban-sao-cua-dsc05966-1-1724138605.jpg

Là đội đầu tiên thực hiện với sự hướng dẫn của NSƯT Ngọc Đợi và NSND Trọng Phúc, diễn viên Phương Anh Đào đã làm khán giả cũng như đồng đội không khỏi ngạc nhiên khi khoe chất giọng vọng cổ đầy ngọt ngào. Trong khi đó, Dương Lâm báo hại đồng đội bị tấn công thẳng mặt vì không thuộc lời, anh còn không quên đổ thừa “cô giáo” Ngọc Đợi vì làm anh phân tâm trong quá trình biểu diễn, nhưng cũng chỉ nhận lại ánh mắt miệt thị đầy uất hận của 3 người đồng đội Trường Giang - Kiều Minh Tuấn - Phương Anh Đào. 

ban-sao-cua-dsc06443-1-1724138656.jpg

Cánh đồng điện gió Bạc Liêu

Sở hữu đường bờ biển dài 56km, lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Bạc Liêu có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp điện gió.

screenshot-2024-08-20-140544-1724138699.png

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 dự án nhà máy điện gió đang được đầu tư xây dựng, trong đó Nhà máy Điện gió Bạc Liêu có quy mô lớn, hiện đại và đẹp nhất. Từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của Bạc Liêu, được nhiều người biết đến với cái tên: “Cánh đồng điện gió”. Đây được xem là cánh đồng điện gió lớn nhất Việt Nam.

screenshot-2024-08-20-140200-1724138691.png
Đây cũng là biểu tượng cho sự đổi mới và phát triển năng lượng xanh.
Hải Ngân