Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

10 địa điểm dành cho dân du lịch mạo hiểm vào mùa hè

Dành cho du khách yêu thích những trải nghiệm “lên rừng xuống biển”, khám phá nhiều đỉnh núi cao, hay các cánh rừng bạt ngàn chắc hẳn không thể bỏ qua các địa điểm du lịch sau.

1. Đỉnh Fansipan

dinh-fansipan-1685856574.jpg Ảnh: Internet

Được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, với độ cao cao 1500 mét đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Đỉnh Phan Si Păng cách Sa Pa 9km, và để đi lên hết ngọn núi này cần khoảng 5 – 6 ngày. Với phong cảnh rừng núi Tây Bắc hữu tình, khí hậu mát mẻ, sẽ khiến cho trải nghiệm chinh phục “nóc nhà” Đông Dương của bạn thêm phần thú vị. 

2. Đỉnh Lùng Cúng

dinh-lung-cung-1685856907.jpg Ảnh: Internet

Đỉnh Lùng Cúng của tỉnh Yên Bái có độ cao 2913 met. Để chinh phục cung đỉnh này, bạn cần phải vượt qua 20km đường rừng núi, trải qua đoạn đường di chuyển khá khó khăn, hiểm trở, vì vậy bạn sẽ mất một khoảng thời gian kha khá.

Tuy nhiên bù lại nơi đây vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ như chưa từng có sự tác động của con người. Có khí hậu trong lành với thảm thực vật phong phú, các loài hoa rừng độc đáo như: hoa đỗ quyên, cây Phong lá đỏ và một số loài hoa khác.

3. Đèo Mã Pí Lèng

ma-pi-leng-1685857182.jpg Ảnh: Internet

Mã Pí Lèng – con đèo thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, tọa lạc tại tỉnh Hà Giang, nối liền thị trấn Mèo Vạc với thành phố Hà Giang.

Đèo Mã Pí Lèng được là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km với núi non trùng điệp, bao la hùng vĩ. Đường đèo nằm chênh vênh giữa lưng núi, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế. Đứng trên những mỏm đá nhô ra tại khu vực đèo Mã Pì Lèng ta có cái nhìn bao quát trọn vẹn sự hùng vĩ bao la của núi rừng phía Bắc, ngắm nhìn phía dưới là những bản làng, con sông uốn khúc, cảm nhận làn gió mát lạnh ở trên cao, mây trắng hay sương khói bồng bềnh cảm giác thật "phiêu".

4. Đèo Cả

deo-ca-1685857368.png  Ảnh: Internet

Là một trong những ngọn đèo lớn và hiểm trở tại miền Trung Việt Nam, nằm giữa hai sườn núi Hảo Sơn và núi Đá Bia có độ cao hơn 330m và chiều dài 12km nối hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.  Đi qua đèo Cả, bạn sẽ mục sở thị một bức tranh phong thủy với một bên núi rừng ruộng nương lấp ló sau màu xanh cây cỏ, một bên là ánh biển trong xanh với vô số chiếc thuyền neo đậu.

5. Đèo Pha Đin

deo-pha-din-1685857421.jpg Ảnh: Internet

Nằm cách thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên khoảng 100km, đèo Pha Đin như là đường “biên giới” ngăn giữa tỉnh Điện Biên và Sơn La, sở hữu độ cao 1000m so với mực nước biển. Địa thế đèo rất hiểm trở, chênh vênh, một bên là vách núi và một bên là vực thẳm, đường đèo với 8 cung đường cua, nhiều khúc cua tay áo,  đường đất đỏ nên rất trơn vào mùa mưa. Khi di chuyển lên đỉnh bạn sẽ thấy được vẻ hoang sơ, kỳ vĩ khá thu hút. Khi đứng trên đỉnh đèo ta có thể quan sát được bao quát toàn cảnh, dưới chân đèo lác đác những bản làng, giữa màu xanh ngút ngàn của núi non hòa quyện cùng không khí trong lành, mát mẻ. hoang sơ, kỳ vĩ, thu hút du khách từ khắp mọi miền đất nước đến khám phá và trải nghiệm.

Ngoài ra lên tới đỉnh đèo Pha Đin hiện còn tấm bia ghi lại dấu ấn lịch hào hùng của dân tộc, trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ,bạn sẽ có cơ hội được sống lại trong những câu chuyện hào hùng trong lịch sử dân tộc.

6. Núi Lảo Thẩn

nui-lao-than-1685857509.jpg Ảnh: Internet

Lảo Thẩn được ưu ái gọi bằng cái tên “nóc nhà Y Tý (một địa danh ở tỉnh Lào Cai)” bởi độ cao hơn 2.800m so với mặt nước biển. Đường leo núi Lảo Thẩn không quá phức tạp, chủ yếu là đồi cỏ, rừng thấp nên cần cây bụi, cây gai và gió rất mạnh nên đôi lúc sẽ di chuyển khó khăn. Và theo kinh nghiệm của một số người, để tận hưởng hành trình khám phá núi rừng đại ngàn tại đây, bạn nên thuê Porter để hỗ trợ bạn trong quá trình di chuyển khám phá núi rừng.

Trong quá trình chinh phục núi Lảo Thẩn, bạn nên mang theo bên mình một lượng nước dự trữ vì vào những mùa hanh khô như mùa hè sẽ rất mau khát và không dễ để tìm nước tại địa điểm này.

7. Đỉnh Tây Côn Lĩnh

dinh-tay-con-linh-1685857683.jpg Ảnh: Internet

Nằm ở độ cao 2.427m so với mực nước biển. Dù có lựa chọn bất kỳ con đường nào để lên đỉnh núi này, du khách vẫn phải đi qua những khu rừng rậm, những dốc núi đứng cao hiểm trở và vực núi sâu thăm thẳm cùng những con đường đất (dễ bị sa lầy vào mùa mưa). Tuy nhiên, nếu chinh phục được ngọn núi Tây Côn Lĩnh, ắt hẳn vẻ đẹp nơi đây sẽ không làm du khách phải thất vọng. Bởi thành quả của việc vượt chướng ngại ấy, sẽ cho du khách có thể ngắm nhìn cảnh núi non từ đỉnh núi trùng trùng điệp điệp hiện ra mờ ảo lẫn trong mây… Với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn nằm ngay dưới chân núi Tây Côn Lĩnh sẽ đem đến cho du khách một cảm giác choáng ngợp cùng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.

Địa điểm du lịch mạo hiểm ở Việt Nam này sẽ giúp những “nhà thám hiểm” như quên đi sự tấp nập của phố thị và hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ.

8. Tà Năng – Phan Dũng

ta-nang-phan-dung-1685857719.jpg Ảnh: Internet

Được xem là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam Tà Năng – Phan Dũng trải qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận với độ dài lên đến 50km.   

Vì là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên xuống duyên hải miền Trung, nên những du khách muốn khám phá cung đường này ngoài việc phải băng rừng, leo đèo, còn phải vượt suối, di chuyển từ độ cao 1.100 m xuống 500 m so với mực nước biển. Du khách khi thực hiện chuyến đi khám phá nơi này, sẽ bất ngờ với quang cảnh thiên nhiên thay đổi liên tục từ: rừng thông xen kẻ cánh đồng lúa, rừng già xen kẻ những con suối, đồi cỏ xanh ngát trải dài tập trùng,... Đặc biệt những cảnh vật ấy luôn mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ. 

Tà Năng-Phan Dũng được bao bọc bởi núi, rừng và những con suối hoang sơ trong vắt. Tuy nhiên khi chinh phục cung đường này, không chỉ cần có thể lực mà còn phải trang bị đầy đủ công cụ hỗ trợ và kỹ năng sinh tồn cần thiết, chú ý về dự báo thời tiết để tránh những điều không hay xảy ra. Và đây cũng là nơi mà bộ phim làm bối cảnh quay cho bộ phim “Rừng thế mạng”-phim Việt Nam đầu tiên về đề tài sinh tồn.

9. Thác Bản Giốc

thac-ban-gioc-1685857770.jpg Ảnh: Internet

Tự hào là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á, thác Bản Giốc khoác lên vẻ đẹp như hùng vĩ nhưng không dữ dội, mà trái lại còn có phần nhẹ nhàng. Thác có độ cao 60m, chỗ dốc dài nhất 30m, bên trên thượng nguồn thác bao phủ bởi hàng cây xanh ngát, thác có dòng chảy tự nhiên, trắng xóa như mái tóc của một cô gái xõa ra, vào những lúc nhiệt độ thích hợp sẽ từ đó ánh lên ánh cầu vồng huyền ảo. 

Hạ nguồn thác chảy xuống là một dòng sông rộng, mặt nước xanh ngọc bích. Hai bên bờ là những thảm cỏ trong trẻo còn đọng hơi sương, từng vạt rừng rậm xanh ngắt.

10. Núi Bà Đen

nui-ba-den-1685857856.jpgẢnh: Internet

Nếu muốn đổi hướng về phía Nam thì Núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh là một điểm mà các phượt thủ đam mê chinh phục thiên nhiên nên tìm đến. Là ngọn núi cao nhất tại Nam Bộ (986m) được mệnh danh là "nóc nhà của Nam Bộ". Với vẻ đẹp phong cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, chùa chiền nguy nga gắn với nhiều truyền thuyết là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến tham gia chinh phục “nóc nhà Nam Bộ”.

Có nhiều phương tiện để bạn lựa chọn đi lên đỉnh núi. Tuy nhiên nếu là người thích phiêu lưu, tự mình chinh phục thiên nhiên bạn có thể thử sức bằng cách leo bộ các cung đường lên đến đỉnh. Nếu bạn muốn thử thách bản thân bằng cách leo núi thì cũng có nhiều cách để chinh phục ngọn núi này. Theo kinh nghiệm của nhiều người bảo nhau, đường cột điện là đường dễ leo và phổ biến nhất.

Cạnh đó còn có đường chùa, là con đường ngắn nhất, nhưng dốc nhất, gồ ghề nhiều đá khó vượt qua. Còn đường dốc Đá Trắng là con đường khó chinh phục nhất, chỉ dành cho những người có sức khoẻ tốt, nhiều kinh nghiệm leo núi và đặc biệt là phải thạo địa hình.
 

Phúc Nguyễn (tổng hợp)