Vui Xuân đón Tết: "Đừng ai hỏi em chuyện lấy chồng"

Sợ Tết hay gì đó đáng sợ với những lý do chẳng đầu chẳng đũa thật ra chuyện gì cũng đều có lý do hết đấy. Để Tết không là nỗi ám ảnh hay gì đó đáng sợ mỗi người đều có thể chọn "ăn" Tết theo cách của riêng mình.

Tết này đừng ai hỏi em "Bao giờ lấy chồng" chưa nữa!

"Bao giờ lấy chồng" có lẽ là câu nói ám ảnh nhất mỗi khi Tết về của các cô gái đến tuổi lập gia đình. Lời bài hát của ca sĩ Bích Phương đã nói rõ hết tâm sự của các cô gái rồi đúng không?

bich-phuong-1673687824.png
Đừng ai hỏi em chuyện lấy chồng, Ảnh: Bích Phương

 Điều hội độc thân chúng ta lo lắng nhất có lẽ là phải đối mặt với màn hỏi không ngừng nghỉ của các vị bô lão từ bố mẹ, cô dì, chú bác, họ hàng, hàng xóm, anh em, bạn bè… Vẫn là những câu cũ rích: nào là ‘sắp lấy chồng chưa?', ‘bao giờ cho bác ăn cỗ', ‘cái T. nhà bà N. nó lấy chồng rồi kìa, mày định đến bao giờ', ‘bố mẹ mày cũng mong có cháu bế rồi đấy'… 

"Trong khoảng 3 năm trở lại đây thì hễ mồng 2 Tết đi đến đâu, ai gặp cũng hỏi bao giờ lấy chồng, hết người này đến người khác mong em có một tấm chồng. Lần đầu miễn cưỡng trả lời cho qua, đến mấy lần sau thì đúng là thảm họa, nhiều lúc muốn tỏ rõ thái độ, khó chịu, bực mình vì sự vô duyên của mọi người. Lấy chồng mà dễ thế thì một lúc em lấy mấy người luôn đỡ mất công"- Chị Trang chia sẽ.

Thực sự thì chúng bạn cũng đã yên bề gia thất, bản thân minh chỉ mong cái Tết mang không khí gia đình, quây quần cùng bố mẹ. Thế nhưng nào phải chuyện dễ dàng, bố mẹ thấy mọi người hỏi thế cũng nóng ruột, nhưng nào đâu biết rằng bản thân mình cũng đang 'dậy sóng".

Chỉ mới nghĩ đến đó thôi đã thấy rùng mình, chỉ muốn làm ngay một bảng thông báo: Bố mẹ ơi, anh em họ hàng ơi, hàng xóm ơi, bạn bè ơi… chỉ muốn thông báo là Tết này vẫn chưa lấy chồng nhé, bao giờ cưới sẽ mời!

Đừng hỏi lương con bao nhiêu, hãy hỏi công việc của con có vui không?

Trả lời thật "lương con X triệu" thì có khi nhận được cái bĩu môi, ôi dào làm ở thành phố lớn sao lương thấp thế, hoặc kiểu con bác/ cháu bác/ thằng Tí/ thằng Tèo lương XX như thế này nà (tức là lương hơn thế này này gấp cả chục lần, mà không biết có thực hay không). Mà "người lớn" ơi, người trẻ đâu có quan tâm dữ dội đến việc con bác/ cháu bác (người mà chúng cháu chưa từng gặp mặt) nhận lương bao nhiêu mỗi tháng hay có nhà, có xe gì đâu. Mỗi loại hình công việc đều có đặc thù riêng, sự so sánh khơi khơi vậy quá bất công rồi!

luong-bao-nhieu-1673688208.jpg
Lương bao nhiêu thì ảnh hưởng gì đến hòa bình Thế giới? Ảnh: HoangKhoi

Trả lời không thật thì ngượng với bản thân, cứ tưởng lấp liếm cho qua "lương con đủ sống" ai dè bị trách mắng "tao có mượn tiền mày đâu mà giấu". Thiệt, không biết phải làm sao?

Không biết tự bao giờ, câu hỏi "lương con bao nhiêu?" đã trở thành câu hỏi xã giao mà "người lớn" dành cho "người trẻ" khi mà cuộc sống vốn dĩ rất khắt nghiệt, con đường dẫn đến thành công chưa bao giờ là dễ dàng. Câu hỏi ấy, có khi vốn chẳng có ác ý gì, lại khiến "người trẻ" vô cùng khó xử, vô tình làm khoảng cách giữa "người lớn" và "người trẻ" trở nên xa hơn bao giờ hết.

Ăn Tết giản đơn thôi!

an-tet-1673688383.jpg
Ăn Tết nhẹ nhàng thôi, Ảnh: DMX

Điều gì đến sẽ đến, không cần quá bận tâm, làm những việc khiến bản thân thấy thoải mái là được.

Nhẹ nhàng và thảnh thơi không có nghĩa sẽ sống hời hợt và vô tâm với mọi thứ. Chỉ là khi Tết có giá trị riêng trong lòng mình, ăn Tết giản đơn cũng là cách để chúng ta nhẹ gánh âu lo, quan tâm hơn đến sâu thẳm lòng mình và những người xung quanh.

Hãy cứ vui cười mà không có bất cứ lo toan nào chính là cách để hưởng thụ một mùa xuân như ý. Vậy thì có gì mà phải "sợ" Tết!

Mỗi chúng ta có quyền hưởng thụ Tết, làm điều bản thân thấy vui vẻ, chẳng vì điều gì cả mà là chính bản thân chúng ta.

Bạn đọc Tân Võ chia sẽ