Top 8 loại thuốc cần chuẩn bị khi đi du lịch

Chuẩn bị thuốc mang theo khi đi du lịch và các vật dụng sơ cứu cá nhân là điều vô cùng quan trọng. Vấn đề sức khỏe phát sinh trong chuyến đi có thể khiến bạn không tận hưởng được trọn vẹn cuộc vui mà còn mất thêm các chi phí khác. Hơn nữa, bạn có nguy cơ mua phải thuốc kém chất lượng ở một quốc gia xa lạ.

1. Thuốc chống say xe

- Nếu ai bị say xe thì thuốc chống say xe, miếng dán say xe là một trợ thủ đắc lực cho bạn, là loại thuốc không thể thiếu trong vali khi đi du lịch, các loại thuốc này được đóng gói gọn nhẹ, dễ bảo quản và mang theo bên người.

1-1682669622.jpgKhi đi du lịch bạn có thể gặp phải các vấn đề như say xe, ho, cảm, sốt, đầy bụng, tiêu chảy… Để luôn đảm bảo sức khoẻ tốt cho các thành viên trong gia đình, bạn hãy mua sẵn và đặt các loại thuốc này trong vali của mình nhé. Ảnh: Internet

- Thuốc cho hiệu quả cao, giúp bạn vượt qua các cơn say xe nhẹ nhàng. Tuy vậy, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, tuân thủ liều lượng được ghi trên bao bì sản phẩm, trẻ nhỏ và người lớn có chỉ định uống không giống nhau, bạn nên đọc kỹ và dùng đúng lượng.

Thuốc say xe thường được sử dụng là: Nautamin, Dimehydrinate, Vomina, mỗi lần bạn uống 1 viên, trước khi lên xe 30 phút - 1 tiếng để thuốc có hiệu quả tốt nhất. Những người không uống được thuốc thì có thể sử dụng miếng dán say xe: Dán say xe người lớn, dán say xe cho bé, đối với miếng dán bạn cũng nên dán 1 tiếng trước khi xe khởi hành.

2. Thuốc điều trị tiêu chảy

Khi đi du lịch, vì không hợp đồ ăn, đồ uống tại địa điểm du lịch, những người bụng yếu thường bị tiêu chảy khi ăn các món ăn ở đây. Để trị dứt tiêu chảy, không làm bạn “ghé thăm” WC quá nhiều lần, khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng tới chuyến du lịch của mình. Khi phát hiện bị tiêu chảy, bạn nên dùng ngay thuốc Smecta dạng bột, đóng thành gói, nó có khả năng trị tiêu chảy cấp tính, mãn tính hiệu quả cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

- Sau khi uống thuốc này, bạn cần sử dụng thêm Hydrite hoặc Oresol dạng bột để bổ sung điện giải, nước, tránh tình trạng cơ thể bị mất nước dẫn đến mệt mỏi.

3. Thuốc kháng histamin điều trị dị ứng

Khi đi du lịch bạn có khả năng gặp phải sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm. Nếu gia đình hoặc bản thân dễ bị mắc các bệnh dị ứng, bạn chắc chắn phải chuẩn bị loại thuốc này.

Thuốc kháng histamin giúp chữa trị các triệu chứng dị ứng, nếu không muốn buồn ngủ, hãy mua các loại thuốc thế hệ mới như Loratadine, Cetirizine, Terfenadine. Thuốc kháng histamin có tác dụng tốt với các triệu chứng như: sổ mũi, nổi ban đỏ, viêm mô liên kết, viêm mao mạch dị ứng, viêm da…

Các loại thuốc kháng histamin không cần toa bạn có thể mang theo khi đi du lịch đề phòng dị ứng:

  • Brompheniramine (Dimetane)
  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Clorpheniramin (Chlor-Trimeton)
  • Clemastine (TAVIST)
  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Fexofenadine (Allegra)
  • Loratadine (Alavert, Claritin)

4. Thuốc cảm, sổ mũi và giảm đau, hạ sốt

Thay đổi điều kiện thời tiết, múi giờ hoặc mệt mỏi trong chuyến đi khiến cơ thể dễ mắc phải các triệu chứng cảm sốt, đau nhức. Thế nên các loại thuốc giảm đau, hạ sốt chắc chắn luôn được mang theo khi đi du lịch. Gợi ý một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt để bạn có thể lựa chọn:

Thuốc cảm, sổ mũi

  • Hapacol Cảm Cúm
  • Hapacol Capsules
  • Hapacol Flu Day
  • Hapacol CS Night
  • Hapacol CS Day
  • Hapacol CF

Thuốc hạ sốt

  • Hapacol 650 Extra
  • Hapacol Caps
  • Hapacol Sủi
  • Hapacol Đau Nhức
  • Hapacol 650
  • Hapacol Extra
  • Hapacol Caplet 500
  • Hapacol ACE 500
  • Hapacol Blue

5. Thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân

Thay đổi thói quen ăn uống và tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau có thể gây ra táo bón. Do đó, mang theo các thuốc giúp nhuận tràng có chứa Bisacodyl hay chất làm mềm phân như Docusate là rất cần thiết.

  • Thuốc Bisacodyl
  • Thuốc Normacol
  • Thuốc Forlax
  • Thuốc Macrogol
  • Thuốc Sorbitol

6. Thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da chống nấm

Nhiễm nấm trên da như nấm da chân thường xuất hiện khi bạn đi tới những nơi có khí hậu ấm áp, ẩm ướt. Khi đó, hãy chuẩn bị các tuýp thuốc kháng nấm. Một số gợi ý để bạn chuẩn bị:

  • Thuốc Terbinafine
  • Thuốc Ketoconazol
  • Thuốc Clotrimazole
  • Thuốc Griseofulvin
  • Thuốc Nirozal

7. Thuốc sát trùng, ngăn nhiễm trùng từ vết thương hở

Để ngăn ngừa nhiễm trùng từ các vết thương nhỏ ngoài da như trầy xước hay cạo râu… hãy mang theo một số loại thuốc sát trùng cho vết thương hở khi đi du lịch:

  • Dung dịch sát khuẩn Povidine
  • Dung dịch sát trùng Betadine (thuốc đỏ)
  •  Nacurgo xịt vết thương
  • Dung dịch sát trùng Vime Blue

8. Thuốc kê toa theo chỉ định của bác sĩ

Trước khi bắt đầu chuyến đi, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu như có những vấn đề sức khỏe cần sử dụng thuốc theo chỉ định để được kê đơn thuốc dài ngày, đảm bảo đủ dùng trong suốt chuyến du lịch.

Nếu phải sử dụng thuốc đúng giờ, hãy hỏi bác sĩ cách tính thời gian dùng thuốc khi di chuyển qua các vùng có múi giờ khác nhau.

Trường hợp quốc gia bạn sắp đến đang có dịch bệnh như sốt rét, hãy thông báo cho bác sĩ để được chỉ định thêm vài loại thuốc ngăn ngừa sốt rét và các hướng dẫn phòng bệnh cụ thể.

Bạn cũng cần hỏi về các tương tác giữa thuốc và thực phẩm có khả năng xảy ra, vì các món ăn khác lạ khi đi du lịch có khi gây ra những ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc đang sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần mang theo một bản sao toa thuốc và cất ở một nơi riêng, đề phòng các trường hợp hành lý bị thất lạc hay mất cắp thì vẫn có thể mua lại các thuốc điều trị.