Buổi tọa đàm có sự tham gia của TS. Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam; PGS. Tiến Sĩ Phạm Hồng Long - Trưởng Khoa Du Lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; TS. Hồ Trung Thành - Chuyên viên chính Phòng Lữ hành, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; bà Trần Thị Kim Qui - Phó TGĐ TT FLC Hotels & Resorts và bà Nguyễn Hoài Thu - Giám Đốc Sài Gòn Tourist - CN Hà Nội.

screenshot-2025-03-20-201017-1742476238.png
Các khách mời tham gia Tọa đàm "Du lịch thời bão giá". Ảnh: BTC

Tọa đàm có 3 phiên thảo luận. Trong phiên 1 - Xu hướng du lịch 2025, TS. Nguyễn Anh Tuấn đưa ra xu hướng du lịch mới của người Việt trong năm nay là trải nghiệm du lịch sâu về văn hóa và ẩm thực. Theo ông Tuấn, trong 2 tháng đầu năm 2025, lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đều có mức tăng trưởng gần 40% so với năm ngoái. Đây là một tín hiệu đáng mừng, song cũng đặt ra nhiều thử thách cho ngành du lịch trong thời điểm bão giá. Ngành du lịch cần khai thác nhiều hơn tiềm năng văn hóa và ẩm thực đặc trưng của các điểm đến, đáp ứng xu hướng trải nghiệm sâu của du khách để đạt được mục tiêu 22- 23 triệu khách du lịch trong năm nay.

Trong phiên 2 Giải pháp của doanh nghiệp trước xu hướng du lịch mới, bà Nguyễn Hoài Thu - Giám Đốc Sài Gòn Tourist chi nhánh Hà Nội cho biết du lịch nội địa vẫn đang là điểm sáng để ngành du lịch, đặc biệt là các công ty lữ hành và các khu nghỉ dưỡng khai thác. Năm 2024, doanh thu từ khách nội địa đạt khoảng 1500 tỷ với hơn 350 nghìn lượt khách, chiếm hơn 50% tổng doanh thu của công ty.

Với lợi thế du lịch biển, FLC Hotel & Resorts là một trong những hệ thống hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực nghỉ dưỡng và tổ chức sự kiện trong nước và quốc tế. Năm 2024, riêng chi nhánh FLC Sầm Sơn đón 8,86 triệu lượt khách du lịch. Theo bà Trần Thị Kim Qui, Phó TGĐ Thường trực FLC Hotels & Resorts: "Du khách ngày nay không chỉ tìm kiếm nơi lưu trú, họ muốn trải nghiệm toàn diện từ nghỉ dưỡng, ẩm thực, văn hóa đến giải trí”.

Năm 2025, ngoài những thị trường truyền thống có xu hướng quay trở lại mạnh mẽ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, FLC Hotels & Resorts hướng tới những thị trường mới nổi: Ấn Độ (du lịch cưới, MICE), Trung Đông (khách có mức chi tiêu cao), các đoàn khách đặc biệt: Như đoàn tỷ phú Ấn Độ, sự kiện thời trang quốc tế, các đoàn khách doanh nghiệp lớn.

a32c48944cdaa584fccb-1742479382.jpg
FLC Hotel và Resorts xây dựng các gói sản phẩm combo kết hợp hàng không, đường sắt và lưu trú để mang trải nghiệm hấp dẫn cho du khách. Ảnh: BTC

Do vậy trong năm nay, FLC tập trung cải thiện 5 điểm chính: cung cấp nhiều lựa chọn từ gói nghỉ dưỡng tiết kiệm đến combo trọn gói tích hợp nhiều tiện ích như di chuyển, spa, ẩm thực, giải trí trong cùng một điểm đến; đưa ra những chính sách ưu đãi và chương trình kích cầu như khuyến mãi theo mùa, ưu đãi đặt sớm, gói dịch vụ dành cho gia đình và nhóm khách giúp linh hoạt về thời gian lưu trú, dịch vụ đi kèm phù hợp cho nhóm đông. FLC cũng tăng cường trải nghiệm bản địa bằng cách tích hợp các hoạt động khám phá văn hóa, ẩm thực vùng miền ngay tại khu nghỉ dưỡng.

Đồng thời FLC tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường khách quốc tế thông qua hợp tác với các đối tác lữ hành lớn, OTA, hãng hàng không, phát triển gói ưu đãi MICE giá hấp dẫn, sản phẩm du lịch cao cấp như gói nghỉ dưỡng dài ngày, trải nghiệm văn hóa - ẩm thực bản địa, đưa FLC Hotels & Resorts trở thành điểm đến nghỉ dưỡng  hàng đầu cho du khách quốc tế và nơi tổ chức các sự kiện đẳng cấp khu vực.

Ngoài ra, bà Qui cũng nhấn mạnh yếu tố con người. Cơ sở vật chất có thể xây dựng, các ưu đãi sản phẩm dịch vụ có thể tạo ra, giá có thể giảm nhưng việc đào tạo nên những nhân sự chuyên nghiệp, tận tâm là yếu tố quyết định sự sống còn của mọi doanh nghiệp. FLC tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, đào tạo kỹ năng mềm, ngoại ngữ và chuyên môn cho nhân sự. Công tác đào tạo được áp dụng tại toàn bộ các khu vực theo một tiêu chuẩn thống nhất để đảm bảo chất lượng dịch vụ 5 sao cho toàn hệ thống.

Đặc biệt, FLC đã làm việc với đơn vị đường sắt tỉnh Bình Định để thực hiện combo tàu 0 đồng từ Hà Nội và TP HCM đi Quy Nhơn, đồng thời dự định xây dựng gói bán, combo bay đêm đến các điểm đến FLC ở miền Trung hoặc từ TP HCM về Quảng Ninh, bà Qui thông tin thêm.

screenshot-2025-03-20-201117-1742476298.png
TS. Phạm Hồng Long, Trưởng Khoa Du Lịch - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trao đổi tại buổi tọa đàm.

Trong phần cuối của buổi tọa đàm về sự đồng hành của các địa phương - Động lực thúc đẩy du lịch bền vững,  PGS TS Phạm Hồng Long đã đưa ra một số định hướng để thúc đẩy doanh thu và phát triển du lịch bền vững. Ngoài phát triển thế mạnh du lịch vốn có, các địa phương nên khai thác du lịch trên một số lĩnh vực khác như chiến dịch 5F của Thái Lan gồm Food (Ẩm thực), Festival (Lễ hội), Fashion (Thời trang), Film (Phim) và Fight (Võ thuật).

screenshot-2025-03-20-201208-1742476358.png
Bà Trần Thị Kim Qui, Phó TGĐ Thường trực FLC Hotels & Resorts phát biểu tại buổi tọa đàm.

Điển hình như đối với hệ thống FLC Hotels & Resorts, tại khu nghỉ dưỡng mỗi tỉnh, thành đều có nhà hàng xây dựng theo các phong cách khác nhau, mang đến âm hưởng không gian và hương vị đặc trưng của nơi đó. “FLC Quy Nhơn phục vụ các món đặc sản nổi tiếng như nem chả, có bánh hỏi lòng heo, bún rạm… để mỗi du khách đến đây đều biết đến và thưởng thức đặc sản địa phương”, bà Kim Qui nói. 

Ngoài ra, các địa phương và công ty lữ hành, khu nghỉ dưỡng nên có sự kết nối, tạo ra những sản phẩm du lịch về văn hóa, biển đảo, sinh thái, đô thị để khắc phục tính thời vụ của từng vùng miền, ông Long nói.