Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Điện ảnh kết hợp du lịch: Bối cảnh phim là con đường chạm đến trái tim đại chúng

Nhắc đến việc chọn bối cảnh trong tác phẩm điện ảnh, các nhà làm phim cho rằng đó chính là “đường kim mũi chỉ” làm nên độ thẩm mỹ của tác phẩm. Lựa chọn bối cảnh đặc sắc và truyền tải được sự hấp dẫn của nội dung sẽ khiến tác phẩm ấy trở nên “tinh xảo”, chất lượng trong mắt khán giả.

Sử dụng bối cảnh phim để quảng bá du lịch là điều mà nhiều quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đã thực hiện nhằm thúc đẩy nhu cầu đi lại của du khách trong nước, thu hút du khách quốc tế. Minh chứng cho điều này, làn sóng phim Hàn Quốc tại Việt Nam đã góp phần khiến lượng khách Việt Nam tới Hàn Quốc gia tăng đáng kể trong hơn 2 thập kỷ qua.

du-lich-dao-nami-han-quoc-mua-nao-dep-mua-he-o-dao-nami-1700420387.jpg
Đảo Nami tại Hàn Quốc được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến qua phim Bản tình ca mùa đông (2002). Ảnh: Korea

Còn tại xứ sở chùa Vàng, việc cho phép các đoàn làm phim nước ngoài vào Thái Lan thuê bối cảnh đã giúp ngành du lịch nước này thu hút nhiều du khách quốc tế từ các nước Âu, Mỹ. Một số phim điển hình như “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, “Nhiệm vụ bất khả thi” và bộ phim đạt giải Oscar “Heaven & Earth”.

Việt Nam vốn sở hữu thiên nhiên phong phú, bối cảnh đẹp, có tiềm năng với các đoàn làm phim đến từ “kinh đô điện ảnh thế giới”. Bằng chứng là năm 2016, đoàn làm phim Hollywood “Kong: Đảo đầu lâu” đến Việt Nam để quay bối cảnh tại các tỉnh Quảng Bình, Ninh Bình và Quảng Ninh.

Trước đó, đã có một số phim điện ảnh quốc tế lấy bối cảnh Việt Nam như Người tình (1992), “Pan” (2015), “Hai cô con gái ông chủ vườn thuốc” (2006), “Người Mỹ trầm lặng” (2002), “Đông Dương” (1992),…Có thể thấy, trước đây du lịch và phim ảnh ở Việt Nam dường như chưa có sự bổ trợ, lên kế hoạch lâu dài trong việc xây dựng và đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa của cả nước. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây điều này đã được nhìn nhận một cách đúng đắn: lĩnh vực điện ảnh phát triển sẽ tạo cơ hội cho du lịch nước nhà đến gần với công chúng. Từ đó, điện ảnh và du lịch sẽ là hai lĩnh vực nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng tích cực cho hệ sinh thái ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.

t26-copy-2383-1700417182.jpg
Bối cảnh tại thành phố Huế trong phim Em và Trịnh. Ảnh: BTC

Để hưởng ứng cho vấn đề này ở tỉnh Phú Yên, chính quyền đã khuyến khích mở cửa đoàn làm phim. Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, chương trình “Điện ảnh với Phú Yên” từ ngày 15- 17/11/2023 đã mang đến nhiều sự đổi mới. 

9-nui-chop-chai-1443835983-1700417319.jpg
Đồng lúa cuối vụ gặt và phía xa là núi chóp chài (TP Tuy Hòa), nơi bối cảnh trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Ảnh: Dương Thanh Xuân
1-hoa-xuan-1443835981-1700417370.jpg
Dòng sông và cánh đồng dưới chân đèo Cả (huyện Đông Hòa) - Ảnh: Dương Thanh Xuân

Tiêu điểm của chương trình là Hội thảo quốc tế “Bộ chỉ số môi trường làm phim gắn với phát triển kinh tế, xã hội từ thực tế tỉnh Phú Yên”, trong đó lần đầu tiên tại Việt Nam Chỉ số thu hút đoàn làm phim PAI (Production Attraction Index) do Hiệp hội xây dựng được công bố và triển khai thí điểm, đánh giá sự quan tâm của tỉnh - thành phố và nâng cao sức hấp dẫn của từng địa phương, mở cánh cửa mời đoàn làm phim đến các vùng đất.

Cũng trong Hội thảo, trang web vietnamfilmproduction.vn ra mắt, giới thiệu môi trường làm phim tại Việt Nam - đây được xem là hoạt động ý nghĩa để hiện thực hóa và minh bạch hóa việc hợp tác sản xuất phim, phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam. Những hoạt động của tỉnh Phú Yên đã cho thấy bước tiến mới, trong việc nhìn nhận giá trị của phim ảnh tác động đến sự thúc đẩy phát triển nền kinh tế chung

3-giua-song-ba-1443835982-1700417419.jpg
Cánh đồng mướp giữa sông Ba. Đi trên cầu Đà Rằng có thể nhìn xuống thấy được những luống dưa, luống mướp trồng giữa bãi phù sa. Ảnh: Dương Thanh Xuân

Nhìn thấy sự chuyển mình tích cực đó, đạo diễn Trần Hữu Tấn bày tỏ sự hào hứng khi điện ảnh Việt đang dần được quan tâm và chú trọng: “Tôi nhìn thấy rõ tốc độ phát triển của ngành sản xuất có những bước tiến rõ rệt, thông qua sự đa dạng và phong phú thể loại phim trên tất cả các nền tảng từ rạp phim, truyền hình cho đến các nền tảng trực tuyến.

7362ddef-b992-4587-92b4-363ad363951c-1-1700417496.jpg
Một phân cảnh quay tại quán Cafe Tùng ở Đà Lạt trong phim Em và Trịnh. Ảnh: BTC

Phim Việt ngày càng được đầu tư nhiều hơn với kinh phí lớn, kỹ thuật sản xuất cũng không thua kém bất kỳ quốc gia nào. Tôi nhận thấy luôn có sự quan tâm và ưu ái nhất định từ phía các cơ quan ban ngành về lĩnh vực phim ảnh, vì khán giả Việt thực sự rất thích xem phim Việt và trong chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã cho thấy, về chiến lược đã rất cụ thể để mở rộng con đường cho các nhà làm phim đầu tư chất xám và tài lực vào việc làm ra nhiều bộ phim tốt hơn, hay hơn để phục vụ khán giả”.

nguyn-1700156334-968-width1200height1200-1700416840.jpg
Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn - nổi tiếng với bộ phim truyền hình Đất Phương Nam, đó là bộ phim dài tập đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ và được đón nhận đông đảo. Ảnh: BTC

Theo đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, bối cảnh phim là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra sức sống, độ bềnh của tác phẩm trong mắt công chúng. Đạo diễn cho biết, nhiều du khách chọn đến một địa điểm du lịch chỉ vì họ thích cảnh vật nơi đó trong bộ phim mà họ từng xem. Ông nhớ lại tác phẩm phim Người Tình (1992) của đạo diễn người Pháp quay hình tại Việt Nam, mà ông được tham gia. “Nhiều du khách Pháp họ đến Việt Nam chỉ đơn giản là vì họ xem qua tác phẩm phim này, họ muốn đặt chân đến những nơi mà phim lấy làm bối cảnh” - ông bày tỏ.

Theo nhà sản xuất Hoàng Quân, Việt Nam còn nhiều bối cảnh ấn tượng mà rất ít hoặc chưa được lên phim: “Tôi cảm thấy bối cảnh phim Việt còn rất nhiều tiềm năng để khai thác trong tương lai, vì đất nước mình quá xinh đẹp và còn nhiều nơi ít người biết đến để quay hình. Như Tà Năng Phan Dũng trong phim Rừng Thế Mạng hay gần đây là làng Sảo Há - Hà Giang, đều là những bối cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vỹ và hiếm có”.
 

Ngân Trần