Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Chiêm ngưỡng 150 hiện vật quý hiếm trăm năm

Sự kiện trưng bày các cổ vật nằm trong khuôn khổ chào đón Xuân Giáp Thìn 2024 của Bảo tàng TPHCM phối hợp với Hội Cổ vật TPHCM chủ đề “Du xuân - Cổ ngoạn”.

Tại triễn lãm, các hiện vật trong chuyên đề được trưng bày có nguồn gốc, xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp với nhiều chất liệu, loại hình đa dạng và phong phú. Chiếm số lượng nhiều nhất là gốm sứ Việt Nam từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn có niên đại từ thế kỷ 13 đến nửa đầu thế kỷ 20, minh chứng cho các giai đoạn phát triển của lịch sử văn hóa dân tộc đồng thời mang trên mình những biểu tượng may mắn, tốt lành, cùng mong ước một năm mới nhiều may mắn.

z5076902915517-eea415c7a493dbcb4eac981b27cb45ff-1705422813.jpg
Các hiện vật trưng bày trong chuyên đề. Ảnh: Thành ủy TPHCM

Nội dung trưng bày giới thiệu gồm 4 phần:

Phần 1: Sưu tập ấn, tín ký

Sưu tập ấn, tín ký giới thiệu đến khách tham quan bộ sưu tập ấn tín ký quý hiếm, mang giá trị lịch sử cao, tiêu biểu là những chiếc ấn có niên đại từ thời Lê – Mạc đến thời Tây Sơn và thời Nguyễn. Bên cạnh đó là những ấn, tín ký của các quan lại thay mặt triều đình nhà Nguyễn cai quản, xác lập trật tự, kỷ cương, mở rộng khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ, nhất là ở vùng đất Sài Gòn - Gia Định.

Phần 2: Sưu tập tượng thờ dân gian Nam bộ

Sưu tập tượng thờ dân gian Nam bộ gồm những hiện vật gốc, quý hiếm của Bảo tàng và các nhà sưu tập, có giá trị lịch sử, phản ánh đời sống tín ngưỡng của cư dân cùng cộng cư tại vùng đất Nam bộ.

z5078160376948-eb3442919b5426f90067a5d752736728-1705423176.jpg
Chuyên đề giới thiệu 150 hiện vật quý hiếm, độc đáo, là những di sản văn hóa vật thể. Ảnh: Thành ủy TPHCM

Phần 3: Sưu tập gốm Việt Nam (thời Lý – Trần – Lê – Nguyễn)

Sưu tập gốm Việt Nam bao gồm những hiện vật tiêu biểu minh chứng cho sự phát triển của nghề gốm Việt Nam qua các thời kỳ, không chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa mà còn có giá trị thẩm mỹ cao; góp phần giới thiệu về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam cũng như sự phát triển của nghề gốm đến đông đảo công chúng.

Phần 4: Sưu tập sứ ký kiểu và pháp lam thời nhà Nguyễn

Ngoài ra, chuyên đề còn trưng bày những hiện vật quý được chế tác thủ công hết sức công phu và tỉ mỉ như tượng Phật Nhật Bản, hộp bút, hộp bạc, sách thêu, gươm cổ… Những bộ sưu tập này tạo thành một bức tranh đầy màu sắc cho chuyên đề “Du xuân – Cổ ngoạn”.

z5078017453026-bd43b8549b2bf1e5d7649ff82a83a202-1705423213.jpg
Không gian check-in trong chuyên đề. Ảnh: Thành ủy TPHCM

Trưng bày chuyên đề “Du xuân – Cổ ngoạn” mở cửa đón khách tham quan từ ngày 16/01- 16/4/2024 tại Bảo tàng TPHCM (Quận 1).

Quang Huy