Nét đẹp làng nghề: Hình ảnh xưởng nặn bếp Ông Táo cuối cùng của đất Sài thành

Cột khói dài nghi ngút bốc lên cao là đặc trưng dễ dàng nhận diện ngay từ xa của xưởng sản xuất bếp lò cuối cùng tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Đó là lò đất Sáu Mạnh chân truyền qua bao thế hệ nay còn lại 3 người thợ.

Nằm tại vùng ven sông (thuộc xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, TP.HCM), lò đất Sáu Mạnh lưu truyền qua nhiều thế hệ, tồn tại đến ngày nay. Làm bếp lò đất thuộc nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, chủ yếu sản xuất bằng chân tay là chính. Và dù năng xuất không bằng thời hoàng kim nhưng hiện bếp đất vẫn được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là vào dịp Tết.

Chúng ta cùng nhìn lại khoảnh khắc những người thợ ở xưởng nặn bếp đất tất bật làm việc để thêm hiểu về nghề này cũng như trân quý hơn nét đẹp văn hoá truyền thống Việt. 

z4790920944504-9627e2d576c9fa07190a5ec4b3f2e878-1697534439.jpg
Làng nghề làm bếp lò tại TP.HCM xưa nhộn nhịp và đông đúc, tập trung tại Quận 8 với nhiều cơ sở sản xuất. Qua thời gian nghề này dần mai một, nay chỉ còn ông Nguyễn Văn Mạnh (Sáu Mạnh) bám trụ với kế sinh nhai bao đời.
z4790932304429-25062d6ed9d71871e872dca755d1ee5e-1697534468.jpg
“Xưa cơ sở của tôi nằm ở Xóm Lò Gốm, sau này nó quy hoạch mới chuyển xuống dưới này”, ông Mạnh chia sẻ. Được biết đời ông nội và cha ông chuyên làm gạch, đến năm 1980 thì chuyển sang đắp bếp lò đất.
z4791902358964-d39e3b94bc11b0cc2d010ef6ce9a46e8-1697534490.jpg

3-1697534536.jpg

Chiếc lò Ông Táo nhìn thì đơn giản nhưng cũng trải qua hơn 20 công đoạn sản xuất. Từ việc chọn đất, pha trấu, đắp khuôn, tỉa gọt, nung… để có chiếc bếp vàng ươm màu đất mẹ thì không hề dễ dàng. 
1-1697534555.jpg
2-1697534560.jpg
Sau khi đất được trộn xong, các nhân công bắt đầu chia nhau từng khâu sản xuất. Từ việc đắp khuôn, tỉa chân, làm lò đều được liền tay bởi những người thợ lâu năm. Từng bộ phận sau khi hoàn thành được lấy ra phơi trước sân, sau khi khô hẳn mới được lắp ráp và đem vào lò nung.
z4790963680634-93f6b807eeaa93cd8095fdbf2e1dd46a-1697534605.jpg
Chiếc bếp thành phẩm vàng màu đất sau khi cho ra lò sẽ được đóng gói vào những khuôn thiếc để tăng độ chắc trong lúc vận chuyển. Mỗi ngày một nhân công sẽ làm ra được khoảng 30 bếp lò. Lò nung sẽ đỏ lửa hai lần trong một tháng.
z4790928838061-c79ecca784025fa5ad48cfabc29f136c-1697535295.jpg
Xưởng làm bếp Sáu Mạnh nằm bên sông Cần Giuộc có diện tích 5.000 m2 ẩn chứa cái nghề thủ công truyền thống bao đời. Dù tuổi đến độ về hưu song ông Mạnh vẫn nhiệt huyết với nghề, ông bảo: “Tôi năm nay cũng 64 tuổi rồi nhưng vẫn chưa có ý định ngừng công việc này, mình còn sức khoẻ còn yêu nghề thì mình vẫn tiếp tục cái tổ truyền của ông cha”.
welcome-little-on-2-1697534853.jpg
Phần lớn đơn đặt hàng của lò Sáu Mạnh đến từ ngoại tỉnh như Phan Thiết, Vũng Tàu. Nhiều nhà hàng, quán lẩu, nướng trong thành phố cũng tìm đến cơ sở này đặt mua.

Nhà xưởng đơn sơ lọt thỏm giữa vùng sông nước và cây cối xanh biếc chất chứa nét đẹp làng nghề lưu truyền từ thuở xưa. Nơi đây như ốc đảo lưu giữ tinh túy văn hoá Việt về làng nghề thủ công bao đời trên mảnh đất Sài thành phồn hoa náo nhiệt.  

Bài, ảnh: Y Thanh - Lưu Duyên

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/net-dep-lang-nghe-xuong-nang-bep-ong-tao-cuoi-cung-cua-dat-sai-thanh-a2233.html