Những bảo tàng ở Sài Gòn dành cho người mê lịch sử (Phần 1)

Khi nhắc đến Sài Gòn ngoài những tòa cao ốc hiện đại hay những con đường sáng lấp lánh đèn điện thì song đó còn có những nơi lưu giữ về lịch sử của vùng đất Sài Gòn nói riêng và đất nước nói chung. Hôm nay hãy cùng Vietnamtraveller tìm hiểu những địa điểm lịch sử này.

1. Bến Nhà Rồng (Bảo tàng Hồ Chí Minh)

ben-nha-rong-1675242576.jpgẢnh: vietgoing

Khi nói đến các di tích lịch sử tại Sài Gòn không thể không nhắc đến di tích Bến Nhà Rồng- nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên đường đi tìm con đường cứu nước và giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân.

Trước đây nơi đây từng là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales)- được xây dựng vào năm 1863, trên toà nhà có đôi rồng gắn trên nóc, kiểu "lưỡng long chầu nguyệt" nên thường được gọi là "Nhà Rồng", do vậy bến cảng thuộc khu vực này cũng được gọi tên là Bến Nhà Rồng. Năm 1982 tại nơi đây đã thành lập Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh để ghi nhớ công lao của người thanh niên Nguyễn Tất Thành và đến năm 1995 thì đổi tên thành Bảo tàng Hồ Chí Minh như hiện nay .

Khi đến bạn sẽ như được xem một "cuốn phim" tái hiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các hiện vật, tư liệu trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh về  Người từ lúc sinh thời đến những giai đoạn hoạt động cách mạng của Người như những bài báo của Bác, viên gạch Bác sưởi ấm lúc ở Pháp,... . Chắc hẳn đây sẽ là địa điểm lý tưởng cho những bạn thích tìm hiểu lịch sử- đặc biệt là lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị cha già kính yêu của dân tộc.

ben-nha-rong-2-1675242592.jpg Ảnh: vietgoing

2. Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh

bao-tang-tphcm-1675245484.jpg Ảnh: Internet

Bảo tàng có tiền thân là tư dinh của Phó toàn quyền Đông Dương và Thống Đốc Nam Kỳ thời Pháp thuộc, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux vào năm 1885. Sau đó dinh thự này đã nhiều lần thay đổi "chức danh"- khi thì trở thành tư dinh của gia đình Ngô Đình Diệm (tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa) và có tên gọi là dinh Gia Long vì dinh nằm trên con đường cùng tên thời bấy giờ; Lúc thì lại trở thành  trụ sở của Tối cao Pháp viện (của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa). Đến năm 1978 khi đất nước thống nhất, thì nơi đây đã trở thành Bảo tàng cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh và đến năm 1999 thì đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.

Khi vào tham quan bảo tàng du khách như được xem một "bộ phim" tái hiện, mô tả về quá trình hình thành, phát triển và biến chuyển lịch sử của vùng đất và con người Sài Gòn từ thuở sơ khai đến thời hiện đại thông qua các hiện vật và tư liệu được trưng bày ở mọi góc độ văn hóa, kinh tế, ...vô cùng phong phú, đa dạng.  Và đặc biệt tại bảo tàng này còn có một đường hầm trú ẩn của Ngô Đình Diệm lúc sinh sống tại dinh Gia Long.

Nếu là một người thích tìm hiểu về lịch sử về sự hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của con người và thành phố mang tên Bác thì nơi đây là địa điểm lý tưởng cho những người muốn tìm hiểu về những điều đó.

bao-tang-tphcm-2-1675245597.jpg Ảnh: vegiang.com

3. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh

bao-tang-chung-tich-chien-tranh-1675246967.jpg Ảnh: hanoimoi.com

Tọa lạc trên đường Võ Văn Tần (quận 3, thành phố Hồ Chí Minh), là nơi lưu giữ những ký ức vừa đau thương vừa hào hùng của đất nước trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.  Ban đầu bảo tàng có tên là “Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy” được thành lập vào năm 1975, sau đó đến năm 1990 đổi tên thành “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược” và đến năm 1995 thì đổi tên thành “Bảo tàng chứng tích chiến tranh” đến nay.

Khi tham quan tại đây bạn sẽ như được "sống lại" giai đoạn chiến đấu thống nhất đất nước, khi tận mắt chứng kiến các hiện vật chiến tranh sống động như: súng, máy bay chiến đấu, xe tăng,... của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, đến những hình ảnh, tư liệu về nạn nhân của cuộc chiến. Ngoài ra còn có khu vực tiểu cảnh tái hiện và mô tả khá chân thật về nhà tù Côn Đảo- nơi từng giam giữ và tra tấn những chiến sỹ cách mạng trong giai đoạn đó.  Hiện nay bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, và với những ai thích tìm hiểu và khám phá về giai đoạn chiến tranh kháng chiến chống Mỹ thì Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một nơi đáng tìm đến.

bao-tang-chung-tich-chien-tranh-4-1675247222.jpg Ảnh: kienthuc.net.vn

4. Dinh Độc Lập

dinh-doc-lap-1675262150.jpg Ảnh: hanoimoi.com.vn

Là địa điểm gần như nổi tiếng nhất trong các địa điểm lịch sử ở Sài Gòn, nơi đây đã từng là nơi chứng kiến sự kiện quan trọng của đất nước và luôn thu hút lượng lớn du khách hàng năm đến đây tham quan.

Tiền thân của dinh Độc Lập là dinh Norodom, là nơi ở và làm việc của Thống đốc Nam Kỳ thời Pháp thuộc, đến năm 1962 sau khi bị ném bom thì nơi đây được xây dựng lại và đổi tên thành dinh Độc Lập và trở thành nơi làm việc và sinh sống của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa cho đến khi đất nước thống nhất.

Được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ- người đạt giải Khôi nguyên La Mã, kiến trúc của dinh có phong cách hòa hợp giữa Đông và Tây với khuôn viên rợp bóng cây xanh và một đài phun nước giữa khuôn viên của dinh Độc Lập, tạo cảm giác thoải mái khi du khách vào tham quan, khi tham quan dinh Độc Lập du khách có thể tận mắt chứng kiến sự xa hoa, tráng lệ trong từng chi tiết, trong dinh có hơn 100 gian phòng với đủ mọi chức năng từ làm việc đến giải trí. Đặc biệt tại nơi đây còn có căn hầm trú ẩn bọc thép kéo dài hàng chục km khá độc đáo.

Hiện nay dinh Độc Lập không đơn thuần chỉ là một di tích lịch sử mà còn mang ý nghĩa về sự thống nhất và đoàn kết của đất nước sau nhiều năm bị chia cắt. Và nếu là một người thích tìm hiểu về các kiến trúc xưa cũng như muốn tìm hiểu về giai đoạn lịch sử của Sài Gòn qua các thời kỳ thì dinh Độc Lập là một nơi thú vị đáng tham quan.

dinh-doc-lap-2-1675262262.jpg Ảnh: vinpearl

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/nhung-bao-tang-o-sai-gon-danh-cho-nhung-nguoi-me-lich-su-phan-1-a614.html