Mùa vàng ở rừng ngập mặn Rú Chá

Thời điểm này hàng năm, Rú Chá lại khoác lên mình chiếc áo màu vàng trám pha xanh đỏ còn chưa trút hết của lá cây.

b8391fc6c2f964a73de819-1727155162.jpg
Là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn sót lại quanh vùng phá Tam Giang, Rú Chá hiện đang là điểm đến du lịch nằm trong danh sách phải đi của nhiều người.
2adc080ed531736f2a2024-1727155163.jpg
"Rú" theo tiếng địa phương là rừng, Chá là loại cây xuất hiện chủ yếu trong vùng ngập mặn này. Rú Chá thuộc làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thành phố Huế. Ngoài cây chá, trong rừng còn có các loại cây đước, sú, vẹt, dừa nước... Đa dạng hệ sinh thái thực vật và động vật cùng cảnh quan đẹp mắt là điều giúp Rú Chá thu hút khách du lịch, nhiếp ảnh gia và những người ưa khám phá rừng nguyên sinh cất công tới đây để trải nghiệm.
65c86a0cb733116d482213-1727155163.jpg
Theo mệ Hồng (78 tuổi), người đã canh giữ cánh rừng Rú Chá 37 năm cho biết, khu rừng này đẹp nhất là vào mùa thu. Bấy giờ, một màu vàng trám óng ả pha chút xanh đỏ của lá còn chưa rụng sẽ khoác lên toàn bộ cánh rừng. Trong buổi chiều tà, từng mảng màu sáng tối đan xen làm nơi đây trở nên vừa u tịch, vừa rực rỡ thật khó miêu tả.
e6aa9b4e4671e02fb96017-1727155158.jpg
Màu sắc chen nhau trên một tán cây chá cạnh bìa rừng. Rú Chá không lớn, chỉ rộng chừng 6ha, từ trên cao phóng tầm mắt xuống lại giống một ốc đảo nhỏ, dù buổi trưa nhưng trông vẫn thật yên ắng, tịch mịch không một bóng người.
bf98754aa8750e2b576418-1727155157.jpg
Những khoảng lặng thinh của rừng xen với màu sắc xanh, vàng, đỏ bất chợt. Dù rực rỡ nhưng vì lý do nào đó lại khiến người ta man mác buồn.
26cd346de9524f0c164321-1727155159.jpg
Với hệ thống cây đan xen chằng chịt, Rú Chá có thể che chắn cho vùng diện tích đằng sau khỏi bị nước biển xâm thực, đồng thời ngăn sóng, cản gió cho dân làng mỗi khi mùa bão về. Ngoài ra, Rú Chá còn là hệ sinh thái rừng ngập mặn được ví như “lá phổi xanh”, một vùng đệm giữa đất liền và đầm phá
f2ec2a2af715514b080414-1727155162.jpg
Mặc dù thưa người qua lại nhưng nơi đây vẫn có một điểm di tích tâm linh, ngôi đền Thánh Mẫu Rú Chá. Được biết, khi xưa trong một trận lũ, nước đã đưa theo bát hương thờ Thánh Mẫu điện Hòn Chén đến khu đầm phá này. Nơi tìm được bát hương, người dân lập đền thờ ở đây rồi qua năm tháng lại xây dựng, tôn tạo ngày một khang trang hơn.
4c07b5dc68e3cebd97f216-1727155155.jpg
Mệ Hồng và Ôn Đáp đã ở đây đã hơn 37 năm, là những người đầu tiên đứng ra bảo vệ rừng khỏi bị khai thác. Mệ Hồng và Ôn Đáp có 10 người con nhưng ông bà vẫn quyết định cuối đời dựa dẫm vào rừng thẳm nguyên sinh.
01fd622bbf14194a400515-1727155154.jpg
Là người coi sóc, bảo vệ và chỉ đường cho du khách nhưng ông bà từ chối nhận tiền, cũng không cho phép ai đến thu vé khu rừng nguyên sinh vì cho rằng đó là tài sản chung. Ông bà chỉ đang bảo vệ vẻ đẹp duy nhất còn sót lại nơi phá Tam Giang mà thôi. Không điện, không thiết bị hiện đại, ông bà cập nhật thông tin về thế giới bên ngoài qua chiếc radio chạy bằng pin cũ kỹ.
d01806a3a59c03c25a8d-1727155156.jpg
Ngoài hệ thống cây chá chằng chịt và các loài cây chịu mặn, quần thể động vật tại Rú Chá vừa đa dạng về số lượng loài lẫn cá thể.
063e647cc743611d3852-1727155162.jpg
Điều này khiến nhiều du khách, một số nhà thám hiểm tìm đến Rú Chá ngày một đông, nhất và vào thời điểm mùa thu, có lúc người chen nhau chật kín đường vào.

 

Bài Uy Danh - Ảnh Xuân Thao

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/mua-vang-o-rung-ngap-man-ru-cha-a5717.html