1. Bánh tét
Là món ăn gần như là "biểu tượng" ngày tết của người dân miền Nam, bánh tét có hình trụ, được làm từ các nguyên liệu khá quen thuộc với người dân miền sông nước như: thịt heo, đậu xanh, nếp,... được gói bằng lá chuối và dây lạc rồi mang luộc lên. Bánh tét thường có hai loại là nhân mặn (đậu xanh và thịt) và nhân ngọt (chuối).
Ngày nay tùy vào khẩu vị và sự sáng tạo của mỗi người mà cho ra nhiều loại nhân bánh tét , ví dụ như: có thêm lạp xưởng hay trứng muối vào bánh tét,... hay có bánh nhân chay dành cho người ăn chay.
2. Thịt kho tàu
Là món ăn truyền thống và gần như không thể thiếu trong gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về, sở dĩ món ăn này thường có mặt trên bếp ăn vào ngày tết vì tính dễ bảo quản, có thể dễ dàng chế biến khi cần ăn trong tết và cũng phần vì phong tục không đụng đến bếp núc những ngày tết của người Việt. Ở mỗi miền thì món thịt kho lại có biến tấu khác nhau, như miền nam sẽ mang thịt và trứng kho với nước mắm kèm nước dừa, còn miền Bắc thì lại không kho chung nước dừa. Ngoài ra thịt kho tàu còn mang trong mình ý nghĩa no ấm và đủ đầy.
3. Canh khổ qua
Nghe đến cái tên có lẽ mọi người đã biết được vì sao đây là món canh được lựa chọn vào ngày tết. Theo quan niệm của người xưa, vào những ngày đầu năm mới khi ăn món canh khổ qua sẽ giúp xả bớt những điều không may của năm cũ và đón những điều may mắn của năm mới.
Canh khổ qua thường được chế biến bằng cách nhồi thịt heo xoay nhuyễn hoặc chả cá thác lác sau đó mang nấu làm canh, cũng như món thịt kho, đây cũng là món dễ bảo quản và chế biến. Và vào ngày tết thường sẽ ăn các món nhiều dầu mỡ nên khi ăn canh khổ qua sẽ có công dụng thanh lọc cơ thể trong ngày tết.
4. Củ kiệu
Mỗi dịp gần tết sẽ dễ dàng thấy được các gia đình (nhất là vùng nông thôn) sẽ phơi củ kiệu trên những cái nia để chuẩn bị mang đi ngâm làm món kiệu ngâm hay dưa món cho ngày tết. Củ kiệu sau khi thành phẩm sẽ có màu trắng, khi ăn vào thì giòn kèm với vị chua chua ngọt ngọt của giấm và vị kiệu đã được ngâm tạo nên hương vị khó quên và sẽ thường được làm món ăn kèm với bánh tét, thịt kho, hay tôm khô,... khiến tăng thêm độ ngon và không ngán khi ăn.
5. Lạp xưởng
Là món có nguồn gốc từ người Hoa lạp xưởng được chế biến từ thịt heo và mỡ heo. Món ăn này ngoài dễ ăn, dễ bảo quản thì còn có nguyên do khác là do món lạp xưởng có màu đỏ vì theo quan niệm thì màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn, và ngoài ra còn là do hình dáng của lạp xưởng trông như bao xâu tiền màu đỏ. Vì vậy món lạp xưởng được dùng trong bữa ăn những ngày tết nhằm thể hiện mong cầu về tài lộc, phát đạt trong năm mới của người dân.
7. Mứt dừa
Nếu gọi là "linh hồn" của ẩm thực tết xứ Nam Bộ thì cũng không nói quá khi nhắc đến món mứt dừa này. Được làm từ nguyên liệu rất thân thuộc với bà con miền Nam đó là dừa, cơm dừa sau khi nạo được mang đi ướp cùng đường và các nguyên phụ liệu khác và mang đi sên lên sẽ cho ra thành phẩm là các sợi mứt dừa trắng, mỏng, khi ăn vào sẽ cảm nhận độ ngọt của đường hòa quyện với vị bùi bùi của dừa cùng hương thơm tự nhiên của dừa mang lại. Và có lẽ là món ăn gắn liền với loài cây thân thuộc gắn liền với quê hương xứ sở của người Nam Bộ, nên cứ khi mỗi khi tết đến không ai là không có cho mình một phần mứt dừa để ăn vào ngày tết.
Những món ăn trên là những món ăn mà Vietnamtraveller đã sưu tầm và tìm hiểu được, nếu chưa từng thử những món ăn này thì tết này hãy thử ngay những món này nhé.
Link nội dung: https://vntravel.org.vn/nhung-mon-an-ngay-tet-dam-chat-nam-bo-a558.html