Ngày Tết của các dân tộc thiểu số.
Tết của người Cao Lan
Người Cao Lan chuẩn bị Tết rất chu đáo, họ coi đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi và thư giãn sau một năm lao động vất vả. Trong dịp này, các thành viên trong gia đình sẽ ngồi cạnh bếp lửa và quây quần với nhau, cùng nhau nói về những điều khó khăn trong năm cũ, chia sẻ những thành công và gởi lời chúc năm mới an lành đến nhau. Tết của người Cao Lan cũng sẽ tràn đầy sắc đỏ khắp nơi, vì với họ màu đỏ cũng là màu may mắn cho dịp Tết.
Người Cao Lan đang gói bánh vắt vai.
Nhà cửa sẽ được dán giấy đỏ vào 2 ngày trước Tết. Họ sẽ dán ở nhiều nơi như: cửa ra vào, cửa nhà, chuồng gia súc… Phong tục đỏ tươi này của người Cao Lan mong một năm tới tài lộc, may mắn và nhiều điều tốt lành, một năm ngập tràn hạnh phúc. Một trong những điều làm nên sự thú vị của Tết Cao Lan chính là món bánh “vắt vai”.
Bánh vắt vai của người Cao Lan.
Trong ngày Tết của người Cao Lan, gia đình nào cũng phải gói bánh vắt vai, loại bánh được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như lá chuối, gạo nếp, đậu và đường. Người Cao Lan thường đến đây thăm nhà người thân và mang theo nhiều vật dụng làm quà, khi mang vác nhiều thứ trên một quãng đường dài, họ thường đội những chiếc bánh này lên vai. Kể từ đó, chiếc bánh này gọi là bánh vắt vai.
Tết của người H’mông
Người H'Mông ở vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc ăn Tết rất tươm tất như ở miền xuôi. Ngôi nhà được trang trí với đủ màu sắc nhưng màu đỏ là chủ yếu. Người H'Mông gọi tết Nguyên đán là NaoX-Cha. Họ sẽ chuẩn bị sẵn những chú lợn béo cho dịp này. Ngoài thịt còn có bánh làm từ bột nếp, họ sẽ ít dùng bánh chưng hơn miền xuôi.
Tết của người H'Mông thường được tổ chức vào giữa mùa đông, chỉ vài ngày trước hoặc sau Tết dương lịch. Ðêm giao thừa các gia đình thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên.
Ảnh minh họa.
Tết của người Thái
Người Thái ở Sơn La, Lai Châu ăn Tết gần như suốt mùa, gọi là mùa Tết. Đầu tiên là Tết Soong Síp (Tết cơm mới), sau khi mùa lúa chín, họ sẽ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới để làm xôi nếp để chuẩn bị cho các mâm cúng. Gia đình nào cũng tổ chức ăn uống linh đình. Sau Tết Soong Síp là Tết Kim Lao Mao (Tết uống rượu), Tết Ông Táo và lớn nhất là Tết Nen-Bươn-Tiền (tết Nguyên Đán).
ngày đầu năm, họ sẽ không quên cầm dao, rựa xuống đường để chào đón năm mới. Vui nhất là lễ hội Xòe Thái nổi tiếng, bạn có thể vui chơi đến tận rằm tháng Giêng.
Người dân tộc Thái cùng nhau tham gia lễ hội Tết.
Tết của người Ê Đê
Tết cơm mới của người Rhadé hay Êđê ở Đắk Lắk diễn ra vào khoảng tháng 10 dương lịch. Lúc đó lúa ngoài đồng đã chín vàng. Mỗi gia đình mang một chiếc thúng để đập lúa, phơi và giã. Mỗi gia đình sẽ tổ chức ăn mừng lúa chín. Tùy theo gia đình giàu hay nghèo mà giết nhiều hay ít trâu, bò, lợn, gà. Lễ vật đặt chính giữa nhà gồm một hoặc hai choé rượu buộc vào gốc cột và vài đĩa cơm.
Chủ nhà hay thầy cúng sẽ khấn vái: "Lạy thần Mtâo Kia, thần H'Bia Kiu, thần Aêdu, thần Alê Diê đã ban cho chúng con nào thóc lúa, nào kê, nào ngô. Chúng con thỉnh chư vị thần từ phía Ðông dãy Ngân Hà nơi gần nguồn gốc của lúa, xin giáng lâm chứng giám. Lạy thần Aê Nghi ở dưới đất, lạy thần Aê Ngăn ở trên trời... xin cho mỗi năm lúa được đầy vựa..."
Những chóe rượu được buộc vào cột nhà.
Tết của dân tộc Cơ Tu
Vào mùa xuân, khi vụ gặt lúa mới bắt đầu, người dân các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức Tết Prơ-giê-răm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Mỗi gia đình đều trang trí nhà cửa rất đẹp. Các loại ghẻ, cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận Ở nhà làng, người ta dựng cọc trâu bằng cây gạo trạm trổ.
Trong nhà làng sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái có dịp giao lưu tình cảm và rủ nhau đi chơi xuân. Những hoạt động này sẽ kéo dài cả tháng.
Những hoạt động được tổ chức ở nhà làng.
Tâm Nhi (t/h)
Ảnh: Internet.
Link nội dung: https://vntravel.org.vn/kham-pha-cac-phong-tuc-doc-dao-ngay-tet-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam-a548.html