Hoa giấy Thanh Tiên: Nét đẹp cổ truyền giữa lòng xứ Kinh kỳ

"Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng/ Cứ đến tháng chạp là làng làm hoa". Xuất hiện cách đây hơn 400 năm, trải qua mấy thế kỷ, làng hoa giấy Thanh Tiên vẫn tiếp tục lưu giữ nét đẹp tâm linh trên bàn thờ gia tiên mọi gia đình xứ Kinh kỳ.

Theo tư liệu ghi lại: làng hoa giấy Thanh Tiên ra đời gần 400 năm thời các chúa Nguyễn. Sau khi vua Gia Long thu giang sơn về một mối, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về kinh thành một loài hoa quý. Trong triều đình có một vị quan người làng Thanh Tiên làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa Tam Cương - Ngũ Thường: “Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc đỏ được làm to nhất tượng trưng cho đấng minh quân, còn 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”. 

mua-xuan-ben-me-1675240746.jpg
Hoa giấy Thanh Tiên Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Khi nghe trình bày ý nghĩa, vua ban chiếu khuyến khích làng Thanh Tiên làm hoa giấy để bày biện, bán lên kinh đô và phổ biến nghề cho mọi người. Hoa giấy gắn với tín ngưỡng thờ cúng của người Huế, trước là dâng cúng thần linh, tổ tiên ông bà, sau là trang hoàng nhà cửa. Những bông hoa giấy rực rỡ sắc màu nơi thôn dã không còn “hương bảo” của làng Thanh Tiên nữa mà lan tỏa khắp phố thị, làng quê Huế mỗi dịp xuân về.

hoa-giay-thanh-tien-1673853102.jpg
Tất cả các công đoạn sản xuất đều hoàn toàn được làm thủ công. Để bắt đầu làm hoa giấy, các nguyên liệu phải chuẩn bị trước nhiều tháng, Ảnh: baolamdong

Hoa giấy Thanh Tiên có hai loại: hoa ngũ sắc, bắt đầu được làm từ tháng 10, chủ yếu cắm Trang Ông, Trang Bà, Táo quân, bàn thờ, chùa chiền... và hoa sen được làm quanh năm để trang trí. Tất cả các công đoạn làm hoa đều cần đến đôi bàn tay con người, đòi hỏi ở nghệ nhân sự kiên nhẫn, khéo léo đầy yêu thương. Sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên đã góp mặt tại Festival Huế, Festival làng nghề, lễ hội áo dài, cung đình, các sự kiện văn hóa... thậm chí xuất khẩu sang nhiều nước. 

hoa-giay-ruc-ro-sac-mau-duoc-duoc-dua-den-cac-phen-cho-tet-tu-rat-som-1675240301.jpgHoa giấy rực rỡ sắc màu được được đưa đến các phên chợ Tết từ rất sớm, Ảnh: VGP/Lê Hoàng

 

hang-nam-cu-do-thang-chap-nguoi-dan-lang-thanh-tien-se-cho-hoa-len-pho-de-ban-1673853204.jpg
Hằng năm, cứ độ tháng chạp, người dân làng Thanh Tiên sẽ chở hoa lên phố để bán, Ảnh: KEVIL LONG

 

moi-cong-doan-lam-hoa-giay-deu-can-den-doi-ban-tay-kheo-leo-cua-nghe-nhan-1673853178.jpg
Những bông hoa giấy Thanh Tiên rực rỡ sắc màu, Ảnh: Thanhnien

Những nghệ nhân trong làng kể rằng, ai ở Thanh Tiên cũng biết làm hoa giấy, từ khi là những đứa trẻ ngồi chơi trong lòng ông bà, đôi bàn tay nhỏ tập gấp những cánh hoa xinh. Nhưng hiện nay chỉ còn một số gia đình giữ nghề, trong đó có 3 cơ sở vừa sản xuất vừa duy trì hoạt động trải nghiệm làm hoa dành cho du khách. 

nhung-bong-hoa-giay-duoc-lam-tu-vat-lieu-co-san-nhu-cay-lung-cay-tre-va-nhuom-mau-ngu-sac-1675240389.jpg
Những bông hoa giấy được làm từ vật liệu có sẵn như cây lùng, cây tre... và nhuộm màu ngũ sắc. Với óc tưởng tượng phong phú và bàn tay khéo, người làm hoa đã mô phỏng các loại hoa tự nhiên như: Loa kèn, cúc, tường vi, quỳ, sen... - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

   Được biết, người thợ phải có đôi tay khéo léo, kiên trì với các công đoạn như: vót nhỏ thanh lồ ô, nhuộm giấy, cắt tỉa cẩn thận hoa và nhụy; ngoài ra việc dán hồ cũng phải được chú ý nhằm tạo nên tính thẩm mỹ cao cho bông hoa. Thay vì dùng thuốc nhuộm công nghiệp, người thợ sử dụng nhựa cây và lá để chế tạo thuốc nhuộm theo kiểu gia truyền để giữ cho màu sắc hoa khó phai theo thời gian.

truyen-tinh-yeu-hoa-giay-cho-cac-the-he-sau-1673853254.jpg
Truyền tình yêu hoa giấy cho các thế hệ sau, Ảnh: VisitHue

Hiện nay, hoa giấy không còn là “tài sản” riêng của ngôi làng nhỏ ven sông nữa mà đã lan tỏa thành thứ văn hóa tinh thần của toàn bộ Nhân dân Huế, đặc biệt vào mỗi dịp tết đến, xuân về. 

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/hoa-giay-thanh-tien-net-dep-co-truyen-giua-long-xu-kinh-ky-a544.html