Dòng chảy văn hóa Huế đặc sắc qua lễ hội điện Huệ Nam

Điện Huệ Nam từ lâu nổi tiếng là điểm đến tâm linh, văn hóa mang tính biểu tượng của xứ Huế, lễ hội Huệ Nam là một trong những lễ hội được mong đợi nhất trong năm tại đất cố đô.

Lễ hội điện Huệ Nam được tổ chức từ ngày 8 đến 10/7 âm lịch hàng năm, nổi tiếng là lễ hội với quy mô lớn, nhiều thể thức tế lễ đa dạng, mang màu sắc văn hóa đậm nét. Năm nay, lễ hội điện Huệ Nam diễn ra vào ngày 11 đến 13 tháng 8 dương lịch, tại điện Huệ Nam – 325 đường Chi Lăng và đình làng Cát Hải, xã Hương Thọ, thành phố Huế.

ab5aa4aa35aa91f4c8bb-1723380553.jpg
Lễ hội điện Huệ Nam mang đậm nét văn hóa Cố đô.

Lễ hội nhằm tôn vinh đức Thánh Mẫu Thiên Y A Na (người mẹ xứ sở) và các vị thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu trung bộ (Ngũ Hành nương nương, Thất Thánh, Thập nhị Triều quận, Thập nhị triều cô…)

Trong đó, đặc biệt nhất là nghi thức đoàn cung nghinh bằng đường sông, những người thực hành tín ngưỡng được gọi là “thánh môn đệ tử” sẽ đi thuyền cùng hướng về cửa điện Huệ Nam, chúc Thánh và thực hành hầu bóng theo lối tín ngưỡng Huế.

6582ded74cd7e889b1c6-1723380553.jpg
Đoàn rước gồm nhiều cơ sở thờ tự, hầu hết đều diện sắc phục theo các vị Thánh để tôn vinh sự tích và công trạng.

Theo đó, Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức Đoàn cung nghinh bằng đường sông vào 6h30’ ngày 11/8, từ 352 Chi Lăng đến Điện Huệ Nam. Qua đó, tái hiện, xây dựng lễ hội dân gian độc đáo, quy mô lớn, phô diễn nét độc đáo của những trang phục cổ xưa đầy màu sắc, kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của Tín ngưỡng Thờ Mẫu - tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tôn thờ các nữ thần và đề cao vai trò của người phụ nữ.

77943bd6a9d60d8854c7-1723380557.jpg
Khác với miền Bắc, Tín ngưỡng thờ Mẫu miền Trung lấy Thánh Mẫu Thiên Y A Na làm trung tâm. Thiên Y A Na có nghĩa là người mẹ xứ sở, mặc dù vậy điện Hòn Chén vẫn phối thờ Thánh Mẫu Vân Hương vì công trạng của bà với đất nước.

Bên cạnh đó, lễ hội cũng nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích; đồng thời đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - di sản văn hoá phi vật thể đã được UNESCO công nhận.

61b8b83c2a3c8e62d72d-1723380568.jpg
Lễ rước tổ chức và diễn ra với quy mô lớn, ngoài Thánh Mẫu Thiên Y, còn có các vị Thánh khác như Ngũ Hành nương nương, Thất Thánh, cô cậu ngoại cảnh...
48e34516d61672482b07-1723380563.jpg
Tôn vinh nét đẹp, sư hy sinh của người phụ nữ là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, danh từ "mẹ" mang nghĩa bao hàm rộng lớn, tượng trưng cho xứ sở hay một "miền vũ trụ" mà ở trong đó, với đức hy sinh, người mẹ sẽ nuôi dưỡng che chở cho các con.
3f149aeb08ebacb5f5fa-1723380553.jpg
Nghi thức diễn ra với sự tham dự của nhiều đại diện các đền, điện ở Huế và khắp cả nước.
e8b49cf60ef6aaa8f3e7-1723380553.jpg
Năm nay, lễ hội tổ chức trong 3 ngày từ 11 đến 13/8 dương lịch.

 

Bài Uy Danh - Ảnh Xuân Thao

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/dong-chay-van-hoa-hue-dac-sac-qua-le-hoi-dien-hue-nam-a5245.html