Ngắm Hà Nội "không muốn nhớ nhưng cứ nhớ" trong hoài niệm Thạch Lam

Cái nắng vàng vọt mỗi chiều oi ả của Hà Nội cũng làm biết bao tâm tồn thi cảm phải xao xuyến.

Hà Nội ngày thường vội vàng, tấp nập hối hả. Nhưng chậm lại một chút, sẽ thấy một Hà Nội bình yên, thi vị khi khoác lên mình chiếc áo vàng của nắng hè oi ả, cũng như khi chìm trong gió bấc mùa đông, chơi vơi khi thu đến lẫn lúc phơi phới độ xuân về. Tưởng chừng nho nhỏ nhưng một chút của Hà Nội đôi khi có thể chữa lành tâm hồn người.

Trong cuốn "Giữ gìn 36 phố phường Hà Nội", nhà văn Thạch Lam có viết: 

"Không muốn nhớ nhưng cứ nhớ. Chỉ vì không thể quên, thế thôi. Mình hôm nay cũng là mình năm ngoái, năm kia, bốn, năm mươi năm trước, một già, một trẻ cũng chỉ một.

Ông lão mỗi buổi sáng lững thững bách bộ và thở sâu quanh hồ Hoàn Kiếm... chốc mà ra ngoài năm mươi năm, ông đã ngồi đây tự tình với ai, với những ai. 

Chỉ một thoáng nghĩ, cuộc đời giằng co, lẫn lộn chan hòa...".

Hai thái cực của thành phố, một bên tấp nập trẻ trung, một bên bình lặng già cỗi. Như Hà Nội vẫn luôn phát triển nhưng sâu trong đó vẫn có sự giằng co, để một lúc nào tranh thủ, Hà Nội lại nhẹ nhàng, âu yếm với tất cả mọi người - những ai đang cần sự sẻ chia, trút bỏ.

0ada2d3694ea36b46ffb38-1720516387.jpg
Hồ Gươm - Tháp Rùa, biểu tượng của Hà Nội khoác trong chiếc áo choàng của nắng hè oi ả.
6fc9316588b92ae773a834-1720516388.jpg
Hà Nội hiện lên trong mắt nhiều người bởi vẻ vội vàng, xô bồ. Nhưng sâu bên trong đó chất chứa nhiều nỗi niềm thi cảm rất đỗi bình yên. Nhất là với những người mang nặng tình yêu với thủ đô như Thạch Lam.
a1e14916f0ca52940bdb43-1720516387.jpg
Những góc nhỏ xinh xắn của Hà Nội. Ảnh chụp tại Bưu điện bờ hồ số 75 Đinh Tiên Hoàng.
674919a9a075022b5b6440-1720516387.jpg

Hà Nội hiện lên rất khác trong nỗi nhớ của nhiều người có cả Thạch Lam. Không tấp nập hay bon chen, bởi ông luôn chọn nhìn ngắm Hà Nội theo cách riêng bình dị mà chỉ Hà Nội có thể diễn đạt.

d51233a68a7a2824716b35-1720516388.jpg
Một góc phố Hàng Khay, quán cà phê đang bán cho khách du lịch Hàn Quốc. Phố xá vắng người qua lại, vỉa hè rộng rãi, cửa nhà im lìm làm nhiều người chợt thấy Hà Nội yên bình thật đẹp.
9f69cbd87204d05a891536-1720516387.jpg
Cổng Bưu điện bờ hồ mặt phố Đinh Lễ.
5aef1b19a2c5009b59d442-1720516387.jpg
Và dọc phố Đinh Tiên Hoàng lúc vắng người.
cd471c88a554070a5e4537-1720516387.jpg
Cổng cơ quan Báo Hà Nội Mới thưa người, vắng tiếng lách tách chụp ảnh.
d29819e9a135036b5a2432-1720517501.jpg
Không trong giờ cao điểm, giao thông thủ đô thông thoáng hơn và dường như ai cũng muốn tận hưởng khoảnh khắc chậm rãi, nhẹ nhàng thế này.
d259392281fe23a07aef31-1720516387.jpg
Góc nhìn Bờ Hồ, bưu điện từ phố Lê Thái Tổ.
d02ec7b97e65dc3b857433-1720516387.jpg
Chợ Đồng Xuân - một nơi gắn với tuổi thơ, với "Băm sáu phố phường" và món ngon Hà Nội trong lòng Thạch Lam.

Thạch Lam sinh năm 1910, mất năm 1942. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông chỉ để lại 6 tập sách, trong đó có 3 truyện ngắn "Gió đầu mùa" (1937), "Nắng trong vườn" (1938), "Sợi tóc" (1941), 1 truyện dài "Ngày mới" (1939), tập tiểu luận "Theo dòng" (1941) và quan trọng nhất - tập bút ký "Hà Nội băm sáu phố phường" xuất bản năm 1943 - một năm sau khi Thạch Lam qua đời, như một lời nhắn "Hãy yêu Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội".

 

Uy Danh

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/ngam-ha-noi-khong-muon-nho-nhung-cu-nho-trong-noi-nho-thach-lam-a4911.html