Về miền Thoải Phủ

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng nội sinh chiếm phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam, tôn thờ các vị Thánh đại diện cho ba miền: Thiên Phủ, Nhạc Phủ và Thoải Phủ.

Trong đó, Thoải Phủ (còn gọi là Thủy Phủ) là miền đại diện cho các vị thần cai quản các vùng sông nước, biển cả, ao hồ. Thoải Phủ có vai trò tâm linh đặc biệt với những người sống gần hoặc làm nghề liên quan đến sông nước.

den-co-bo-1720249954.jpeg
Đền Cô Bơ Bông, Hà Sơn, Thanh Hoá. Photo: St

Tháng 6 âm lịch, tháng nắng nóng nhất trong năm, tháng bắt đầu những cơn mưa, những trận bão lũ và cũng là lúc mùa lễ hội của miền Thoải Phủ bắt đầu. Từ Tuyên Quang thượng nguồn dòng nước về đến Thanh Hoá nơi con sông Mã tách dòng, từ lục đầu giang (sáu dòng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và sông Thái Bình) đến các cửa biển dọc miền Bắc Nam đâu đâu cũng dập dìu lời văn tiếng nhạc, hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về đền phủ nơi phụng thờ các vị Tiên Thánh thượng cổ với niềm mong mỏi tâm linh nơi cửa Thánh.

Mẫu Đệ Tam Thoải phủ (Thuỷ cung Thánh Mẫu, Đệ Tam Thánh Mẫu)

794b1a8e4ea5ecfbb5b4-1720249858.jpg
Thánh Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ (Không mở khăn khi hầu Mẫu)

Là vị Thánh Mẫu tối cao của Thoải Phủ với tấm lòng bao dung, rộng lượng, che chở muôn dân nơi vùng sông nước, dẹp trừ thuỷ quái, điều tiết hạn hán, lũ lụt đem lại sự sinh trưởng cho cây cối mùa màng, ổn định đời sống nhân dân, âm phù dương trợ cho Vua và các tướng lĩnh chinh chiến đánh giặc cứu nước... Bà đã được các đời Vua sắc phong “Thượng đẳng thần Nguyệt Nga công chúa”.

Ghi nhớ công ơn của bà, người dân lập đền thờ Mẫu Thoải tại các cửa sông, hồ, cửa biển thường xuyên đến cầu nguyện cho sự an lành, may mắn và bảo vệ trước các hiểm họa từ nước, những đền thờ Mẫu Thoải: Hệ thống Đền Hạ, Đền Ỷ La, Đền Thượng (Tuyên Quang); Đền Hàn Sơn (Thanh Hoá); Đền Mẫu Thoải bên sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn); Đền Xầm (Thường Tín, hà Nội)... 

228b35ab5680f4dead91-1720249858.jpg
Thanh đồng Diệu Minh Châu hầu Chầu Bà Đệ Tam Thoải Phủ.

Ngoài ra, Thoải Phủ còn có các vị thánh khác như Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ, Chầu Bà Đệ Tam, Cô Bơ Bông, Chúa Thác Bờ, Cô bé thoải, Cậu bé thoải... Các cung thờ Thoải Phủ thường được trang trí, bày biện lễ vật màu trắng, khi hầu các vị Thánh Thoải Phủ thì đồng nhân mặc trang phục màu trắng chỉ có giá quan lớn Đệ ngũ Tuần Tranh thì mặc trang phục màu xanh lam.

Về với lễ hội Thoải Phủ người dân đươc tham gia các nghi lễ cúng - tế - rước Thánh với hàng trăm lễ vật do chính các đệ tử dâng cúng và thực hành nghi thức hầu Thánh đậm đà bản sắc văn hoá dân gian. Những nghi lễ này không chỉ là dịp để cầu nguyện mà còn là cơ hội để cộng đồng gắn kết, chia sẻ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Quan lớn Đệ Tam Thoải Phủ (Đệ tam Vương quan)

7552260c9625347b6d34-1720249858.jpg
Đồng thầy Lưu Ngọc Đức hầu giá Quan Lớn Đệ Tam. Photo: Quyết Thắng

Là vị Quan lớn thứ ba trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông. Tên đầy đủ của ngài là Đệ Tam Thượng Thiên Hoàng Thái Tử Vương Quan với sắc phong Thủy Tào Điển Sứ – Đệ Tam Thủy Thần Nhạc Đại Vương Thượng Đẳng Tối linh thần. Trong hệ thống thần linh Tam, Tứ Phủ, Quan Lớn Đệ tam là vị nam thần văn võ toàn tài, cai trị miền sông nước. Ông có vai trò quan trọng đảm nhiệm cai quản “đầu đồng”, bút phê sớ khảo.

Là vị thần tối cao của Thoải Phủ, ông được thờ phụng khắp các khu vực sông nước với nhiều sự linh thiêng của bậc Thượng đẳng thần như: Đền Lảnh Giang (Hà Nam); Đền Xích Đằng (Hưng Yên), Đền Lâm Du (Long Biên, Hà Nội); Đền Quan lớn Đệ Tam (trong quần thể di tích đền Đồng Bằng, Thái Binh)...

Quan lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh (Đệ ngũ Vương quan)

1fa8d2306d19cf479608-1720249857.jpg
Đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng hầu giá Quan Lớn Đệ Ngũ.

Là vị Quan lớn thứ năm trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, ngài được Tước phong "Đệ ngũ tôn quan thượng đẳng tối linh thần – Cao Lỗ đại vương – Đệ Ngũ Tuần Tranh”. Theo truyền thuyết Quan lớn Đệ Ngũ được giao thống lĩnh thiên địa binh, thay quyền tam tứ phủ đại thu chấp kim ngân tài mã, giải oan nghiệp sớ cho trần gian… Ông là một võ tướng tài ba thao lược, túc trí đa mưu, cai quản ngã 3 sông Chanh, nơi giao nhau của 3 vùng đất Ninh Giang - Vĩnh Bảo - Thái Bình. Một vị quan mẫu mực, hết lòng vì dân, vì nước, bảo vệ vùng đất Ninh Giang, giữ yên bờ cõi, phù hộ cho dân chúng đi lại an toàn nơi sông nước. Đền thờ của ngài được lập nhiều nơi, trong đó có những nơi chính: Đền Tranh, Đền Đoan (Ninh Giang, Hải Dương); Đền Kỳ Cùng (Lạng Sơn).

Bà Chúa Thác Bờ

b9ce7ecfcee66cb835f7-1720249857.jpg
Thanh đồng Phương Ân hầu giá Chúa Thác Bờ.

Sự tích Bà Chúa Thác Bờ gắn liền với trận đánh Đèo Cát Hãn của Lê Lợi năm 1431. Theo truyền thuyết, hai vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà (không rõ tên) người dân tộc Dao đã có công giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè qua Thác Bờ lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn. Sau khi mất, hai bà thường hiển linh giúp người dân an toàn vượt qua con thác nổi tiếng hiểm trở, khắc nghiệt khi sông Đà chưa ngăn dòng. Nhân dân biết ơn nên lập đền thờ hai bà nhằm tỏ lòng thành kính và mong muốn hai bà sẽ phù hộ, che chở cho họ khỏi nguy hiểm khi đi qua dòng nước.

Bà được thờ ở rất nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đền Chúa Thác Bờ tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và đền Chúa Thác Bờ tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Chúa Thác Bờ không nằm trong hệ thống Tứ phủ nhưng được phối thờ và được coi như một phần của hệ thống Tứ phủ.

Cô Bơ Thoải cung (Cô Bơ Bông, Cô Ba Bông, Cô Bơ Thác Hàn, Cô Bơ Hàn Sơn)

836730b3809a22c47b8b-1720249858.jpg
Thanh đồng Diệu Minh Châu hầu giá Cô Bơ Bông.

Là Thánh Cô thứ ba trong hàng Tứ phủ Thánh Cô và lưu truyền rất nhiều thần tích xoay quanh thân thế và cuộc đời Cô Bơ. Cô Bơ Thoải được miêu tả là người tài sắc vẹn toàn: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Sông bao nhiêu nước thương người bấy nhiêu/ Nhớ xưa tích cũ Lê triều/ Có Cô Bơ thoải mỹ miều thanh tân", Cô Bơ càng lớn càng xinh đẹp, lại giỏi cả cầm kỳ thi họa.

Khi giặc Minh đô hộ, cô cùng thân mẫu tạm lánh vào xứ Hà Trung, Thanh Hóa, gần ngã ba sông Thác Hàn. Cô đã có công giúp vua Lê Lợi kháng quân Minh trong những ngày đầu khởi nghĩa; về sau lại giúp vua trong cuộc Phù Lê dẹp Mạc. Mãn hạn trần gian Cô trở về Thuỷ cung nhưng thường hiển linh ở ngã ba sông để giúp đỡ người dân, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió. Nhân sinh ai gặp trắc trở, khốn khó, cứ đến cầu Cô Bơ sẽ được dang tay giúp đỡ, phù hộ độ trì.

Cô Bơ Thoải được thờ vọng ở nhiều nơi trong cả nước nhưng địa danh đền Ba Bông thờ Cô Bơ ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung là nơi chính thờ phát tích Thánh cô.

Cậu Hoàng Thoải Phủ

637c7367ce4e6c10355f-1720249858.jpg
Hầu giá Cậu Hoàng Thoải Phủ.

Là Cậu Hoàng thứ ba trong hàng Tứ Phủ Thánh Cậu. Thân thế, thần tích về Thánh Cậu hầu như không có tài liệu ghi chép lại và cũng không có đền thờ riêng rõ ràng, thường thì Cậu Hoàng Thoải ngự tại Lầu Cậu ở các đền phủ thờ các vị thánh miền Thoải Phủ. Cậu Hoàng Bơ Thoải là vị Thánh Cậu rất có uy quyền, Cậu thường phù hộ, ban tài lộc công danh sự nghiệp, học hành, thi cử đỗ đạt cho những người biết về cửa Cậu kêu cầu. 

Hồng Đăng

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/ve-mien-thoai-phu-a4867.html