Mỗi gia đình nên dành thời gian và tạo không gian khuyến khích trẻ nhỏ đọc sách

Là chia sẻ của Nhà báo Khổng Loan, Phó Thư ký Toà soạn Tạp chí Forbes Việt Nam tại buổi Tọa đàm tổng kết cuộc thi “Sách - Người thầy, người bạn” 2024 được tổ chức tại TPHCM chiều 15/5.

Đến với buổi tọa đàm giao lưu: “Sách – người thầy, người bạn” năm 2024 với chủ đề “Người trẻ với văn hóa đọc” có sự tham gia của Thạc sĩ Hồ Bá Thâm – Nguyên Vụ trưởng – Giám đốc Chi nhánh NXB Chính trị Quốc gia Sự thật khu vực ĐBSCL; Nhà báo Khổng Loan - Phó Thư ký Toà soạn Tạp chí Forbes Vietnam; Nhà văn trẻ Yang Phan – Giải thưởng “Văn học tuổi 20” lần thứ 7/2023; Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Hòa; cùng các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà quản lý, nhà phát hành sách và doanh nhân.

436329630-3251610061638279-6287811040692003359-n-1715855149.jpg
Tọa đàm giao lưu: “Sách – người thầy, người bạn” năm 2024 với chủ đề “Người trẻ với văn hóa đọc”.Ảnh: BTC

Theo nhà báo Khổng Loan, ở góc nhìn nghề nghiệp và góc nhìn là một phụ huynh chia sẻ về văn hóa đọc của người trẻ ngày nay: “Vai trò của cha mẹ đóng yếu tố quan trọng, vì để tạo được một người đọc tốt, phụ thuộc rất lớn vào thói quen từ nhỏ của các con. Kỹ năng và thói quen đọc cần được hình thành trong thời gian dài, nếu không được rèn luyện từ nhỏ sẽ khó có thể hình thành một người đọc tốt trong tương lai. Để duy trì thói quen này, mỗi ngày người đọc phải dành từ 10 đến 15 phút, tùy theo thời gian cá nhân cho việc đọc”.

Nhà báo cũng mong rằng mỗi gia đình sẽ tạo không gian khuyến khích cho em nhỏ đọc sách. Việc khuyến khích con trẻ đọc sách, tạo mọi điều kiện để đọc và học từ sách là điều nên làm trong thời đại công nghệ số và hội nhập quốc tế.

Đối với nhà văn trẻ Yang Phan, anh cho biết: “Với người trẻ ngoài việc đọc sách trên giấy, họ hoàn toàn có thể được thực hiện thói quen đọc một cách linh hoạt và chủ động thông qua các nền tảng sách điện tử. Những cuốn sách về tâm lý đang được quan tâm nhiều hơn, phần nào phản ánh được nhu cầu của độc giả ngày nay. Việc đọc sách sẽ giúp người trẻ thấu hiểu nhiều hơn về xã hội từ đó giúp bản thân viết tốt hơn trong tương lai”. 

me-sach-4-315-1715852760.jpg
Người trẻ Việt không thờ ơ với việc đọc sách. Ảnh: BMM

Đại diện Công ty Cổ phần Văn hoá Sách Sài Gòn cũng cho biết, theo số lượng xuất bản sách hằng năm từ phía công ty đã thấy được người Việt không thờ ơ với câu chuyện đọc sách: “Giới trẻ không thờ ơ với câu chuyện đọc sách. Ngoài sách học thuật thì còn có những cuốn sách xã hội, lượng xuất bản sách cũng đã nhiều hơn so với những năm về trước. Đó được xem là tín hiệu tích cực của nhà xuất bản Việt Nam. Việc học tập thông qua sách là học tập chủ động những kiến thức mình muốn thu nạp. Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, người trẻ ngày nay không chỉ đọc sách giấy mà còn là đọc trên các nền tảng sách điện tử, nghe podcast. 

Với những cuốn sách giải trí ở Việt Nam, các bạn ở độ tuổi nhỏ sẽ lựa chọn những cuốn sách về truyện tranh chiếm số lượng lớn, độ tuổi lớn hơn để tìm hiểu về cuộc sống, các bạn sẽ lựa chọn các tác phẩm văn học nghệ thuật, tản văn và kỹ năng sống, chiếm số lượng không nhỏ. Ngày nay các tác phẩm bán chạy trên thị trường sách đến từ rất nhiều tác giả Việt, qua đó thấy được tư duy của người trẻ Việt Nam cũng như cách nhìn nhận của họ đã sâu sắc hơn khi nói đến văn hóa đọc. Điều này lan tỏa giá trị không nhỏ trong việc đóng góp vào tinh thần học tập không giới hạn thông qua những trang sách trong cộng động”.

img-2852-1-1715852970.jpg
Đại diện Công ty Cổ phần Văn hoá Sách Sài Gòn cũng chia sẻ về thị trường sách Việt Nam. Ảnh: BTC

Sách luôn là tài nguyên quý giá của nhân loại, là nơi truyền tải sâu sắc các kiến thức đông tây, kim cổ và là cách để bản thân nhìn lại chính mình. Đọc sách là một trong những con đường bồi dưỡng tâm hồn tốt nhất, giúp con người sống tốt hơn và chủ động thu nạp các kiến thức xã hội một cách chọn lọc.

5 tựa sách cho tín đồ đam mê du lịch bụi

befunky-collage-25-1-1715853462.jpg

Ta ba lô trên đất Á - tác giả Rosie Nguyễn

Đây là cuốn sách đầu tiên của người Việt hướng dẫn chi tiết về cách đi lại, ăn ngủ nghỉ và kinh nghiệm du lịch châu Á. 

Ta ba lô trên đất Á giúp bạn mở cánh cửa để có cái nhìn thực tế và rõ nét hơn về phượt, để bạn biết được nên bắt đầu từ đâu và như thế nào.

Nếu bạn là người trẻ, khao khát về chuyến đi đầu tiên của mình nhưng chưa biết làm cách nào để bắt đầu? Hoặc bạn là người đã đi nhiều nơi, song chỉ đi theo tour và đang tìm hiểu về du lịch bụi? Hay đơn giản bạn là tín đồ xê dịch và muốn khám phá thêm góc nhìn của tác giả trên các hành trình có gì hay ho, mới mẻ? Vậy đây là quyển sách dành cho bạn.

Đi rong trên những múi giờ - tác giả Nguyễn Hữu Tài

Là cuốn sách thứ 10 gắn liền với những chuyến du lịch trên thế giới của tác giả, Đi rong trên những múi giờ gồm 19 bài viết về cuộc hành trình khám phá các quốc gia nằm trải rộng trên ba châu lục Á, Âu, Phi. Nơi anh đến không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng mà có khi rất ngẫu nhiên.

Dưới góc nhìn của một người Mỹ gốc Việt hòa trộn trong mình cả hai nền văn hóa Đông - Tây, cuốn du ký mang giọng văn dí dỏm và sự chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về đời sống.

Chân đi không mỏi: Hành trình Đông Nam Á - tác giả Đinh Hằng

Sau thành công của tác phẩm Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ, blogger - phượt thủ Đinh Hằng tiếp tục kể về chuyến du lịch bụi trong cuốn sách thứ hai có tên Chân đi không mỏi: Hành trình Đông Nam Á.

Lật từng trang sách, độc giả có thể ngắm nhìn mảnh đất Đông Nam Á tươi đẹp qua những bức ảnh về nơi mà tác giả đặt chân đến.

Bằng những trải nghiệm tinh tế, giàu cảm xúc và tràn đầy sức sống của một tâm hồn tự do, nữ tác giả đưa người đọc dễ dàng hòa mình vào cái nắng cháy da trên đảo Koh Samui (Thái Lan), đắm mình trong bình minh trên đỉnh Ramelau (Đông Timor) hay như đang ngắm nhìn những đàn cá mập dưới đáy biển Sipadan (Sabah, Malaysia)…
John đi tìm Hùng - tác giả Trần Hùng John

Trần Hùng John - lữ khách 8X, "come from USA", du lịch bụi với chiếc ví rỗng, đã đi qua thật nhiều con phố, huyện lỵ, thôn xóm, bản làng... dọc theo dải đất hình chữ S để được sống, trải nghiệm và cảm nhận.

Tất cả những cảm nhận sâu sắc về Việt Nam cùng những kinh nghiệm quý báu suốt cuộc hành trình dài 80 ngày, là chất liệu phong phú để anh viết John đi tìm Hùng. Cuộc hành trình nghìn dặm đã diễn ra với biết bao nụ cười, nước mắt, rủi ro, những may mắn hiếm có, rồi cả tai nạn, sự cố…

Cuốn sách đã tạo cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khám phá bản thân qua những chuyến phượt xuyên Việt, sống chủ động hơn và không ngại thử thách.
Hẹn nhau mùa tam giác mạch - tác giả Hạnh My

Tác phẩm ghi lại hành trình phượt của một cô gái trẻ trên đường đến với những cung đường phía Bắc Việt Nam.

Với những câu chữ chảy tràn như dòng suối trong ngọt, ta được dẫn dắt qua cây sa mộc bên đường, qua đèo Ô Quy Hồ mây bao quanh, qua những sóng lúa bậc thang rồi ngắm nhìn người đàn bà trên lưng ngựa... Những món ăn xứ núi, những con người, ngôi nhà và cả loài tam giác mạch nổi tiếng vùng cao lần lượt hiện lên với nét đẹp đa diện.

Ở đó không chỉ có gió mây, hoa thơm, cảnh đẹp, mà còn là những con đường gập ghềnh, hiểm trở, một bên là vực thẳm, sông sâu. Trên tất cả, hành trình ấy trở nên đáng nhớ khi có tình yêu. Đó không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà còn là tình đồng bào, là tình yêu với thiên nhiên, Tổ quốc.

 

Hải Ngân

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/moi-gia-dinh-nen-danh-thoi-gian-va-tao-khong-gian-khuyen-khich-tre-nho-doc-sach-a4335.html