Sợi tơ sen mang “hồn túy” của người Việt

Hoa sen được coi là loài hoa mang hồn dân tộc từ ngàn đời nay, không những mang vẻ đẹp giản dị, thanh cao mà còn có rất nhiều công dụng trong cuộc sống như làm thuốc, trang trí ,...Ngày nay hoa sen còn có một công dụng độc đáo mà không phải ai cũng tận dụng được, đó là làm vải dệt từ tơ sen.

nghe-nhan-phan-thi-thuan-tu-tay-di-lay-nhung-ngo-sen-de-lay-to-det-lua-anh-thien-tam-1672386791.jpg
Nghệ nhân Phan Thị Thuận tự tay đi lấy những ngó sen để lấy tơ, dệt lụa. Ảnh: Thiện Tâm

Sau 2 năm nghiên cứu, thử nghiệm, nghệ nhân Phan Thị Nhuận đã trở thành người Việt Nam đầu tiên thành công dệt khăn từ tơ sen. Việc sản xuất thành công sợi tơ sen hứa hẹn sẽ nâng cao giá trị của nghề trồng sen, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Thân sen tưởng như vô dụng, qua bàn tay nghệ nhân biến thành tơ lụa cao cấp, đạt OCOP 5 sao.Những cuống sen trước đây được người dân vứt đi, giờ đây là nguyên liệu chính của một nghề mới ở làng nghề Phùng Xá (Mỹ Đức, Hà Nội), đem lại thu nhập cho người dân và tạo ra sản phẩm vừa mềm mại, vừa đẹp mà chị em phụ nữ nào cũng muốn sở hữu.

Nằm cách Hà Nội khoảng 40 km về phía Nam, Phùng Xá (Mỹ Đức, Hà Nội) là một làng nghề truyền thống lâu đời nổi danh với nghề "canh cửi" thuộc đất Hà Tây (cũ). Ngày ngày, trong xưởng dệt nằm ven bờ sông Đáy, rộn ràng tiếng thoi đưa lách cách.

ngay-tu-khau-xu-ly-nguyen-lieu-cuong-sen-sau-khi-lay-tu-ngoai-dam-ve-se-rua-sach-bun-va-gai-de-soi-to-duoc-trang-dep-nhat-1672386863.jpg
Ngay từ khâu xử lý nguyên liệu, cuống sen sau khi lấy từ ngoài đầm về sẽ rửa sạch bùn và gai để sợi tơ được trắng đẹp nhất. Ảnh: phunuonline

Thông thường, để làm ra 250g sợi đủ để dệt một chiếc khăn sen có kích thước như chiếc khăn thường, một người làm phải mất khoảng 10 ngày để rút tơ từ gần 3.000 cuống sen. Để dệt được 1m lụa, cần khoảng 15.000 cuống sen.
Các công đoạn làm tơ sen rất cầu kì và hoàn toàn phải làm thủ công. Tất cả cuống sen sẽ phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu không cuống sẽ bị khô, tơ bị rút sợi và hỏng. Để lấy được tơ, người thợn phải dùng dao khứa xung quanh cuống sen, sau đó dùng tay kéo tơ, đồng thời vê cho sợi tơ sen tròn lại.

nu-nghe-nhan-miet-mai-voi-dam-sen-nhat-la-mua-sen-no-1672386914.jpg
Nữ nghệ nhân miệt mài với đầm sen, nhất là mùa sen nở. Ảnh: phunuonline

Để dệt được 1m lụa, bà Thuận cho biết, sẽ cần khoảng 15.000 cuống sen. Ảnh: Nguyễn Chương. Mọi công đoạn phải thực hiện hết sức tỉ mỉ khéo léo nếu không sẽ làm đứt sợi tơ bên trong. Tách sợi tơ sen từ 3, 4 cuống sen cùng lúc sẽ giúp người thợ có thể se và bện thành 1 sợi có kích thước đủ lớn để dệt thành vải. Sau đó, sợi sen được đưa vào khung dệt lụa tằm truyền thống để tạo ra sản phẩm.

Quy trình làm lụa tơ sen mất nhiều công sức, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ của nghệ nhân. Tơ sen có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó, được ưa chuộng nhất là khăn quàng cổ.

nghe-nhan-thuan-khong-he-giau-nghe-ba-san-sang-chi-day-moi-cong-doan-tu-cach-lay-soi-to-sen-den-cach-det-khan-cho-ai-muon-hoc-1672387045.jpg
Nghệ nhân Thuận không hề giấu nghề. Bà sẵn sàng chỉ dạy mọi công đoạn từ cách lấy sợi tơ sen đến cách dệt khăn cho ai muốn học, Ảnh: phunuonline

Từ mong muốn của một người thợ lành nghề, lụa tơ sen chứa đựng hồn cốt dân tộc Việt Nam đã đến với bạn bè Quốc tế và nhận được sự yêu thích đặc biệt bởi sự tỉ mỉ, chất lượng hoàn thiện. Hiện nay, sản phẩm từ tơ sen của nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã có mặt ở nhiều quốc gia như: Pháp, Mỹ, Nhật Bản... Hầu hết được đặt hàng từ trước mùa sen. Bà Thuận ước ngày nào đó không xa, Việt Nam cũng mở rộng được nghề này không kém gì Campuchia, Myanmar. Bởi không chỉ có vùng nguyên liệu rộng lớn, người thợ dệt của Việt Nam còn có tay nghề rất giỏi và tài hoa. Lụa tơ sen mở ra một hướng đi mới cho ngành lụa truyền thống đất Việt, góp phần quảng bá tới thế giới hình ảnh của Việt Nam, một đất nước vừa đang có sự phát triển vừa chứa đựng, lưu giữ các giá trị truyền thống nghìn năm.

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/soi-to-sen-mang-hon-tuy-cua-nguoi-viet-a237.html