Những biểu tượng làm nên "Thành phố đáng sống" Đà Nẵng

Đà Nẵng không chỉ là một trong những thành phố đáng sống, mà còn nổi tiếng với nhiều biểu tượng thu hút nhiều du khách.

1. Cầu Rồng

cau-rong-1693991843.jpg

Ảnh: Tiki

Là một trong những biểu tượng tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng. Đúng với tên gọi của nó, cầu Rồng mang dáng vẻ của con rồng đang uốn lượn song hành cùng chiếc cầu. Cầu có chiều dài 666m, rộng 37.5m bắc qua con sông Hàn, được thông xe lần đầu vào ngày 29 tháng Ba năm 2013 nhân dịp kỉ niệm 38 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng, với kinh phí xây dựng khoảng 1.5 tỷ đồng. 

Đặc biệt, cầu Rồng sẽ phun lửa và nước định kỳ hàng tuần vào mỗi 9 giờ tối thứ Bảy và Chủ nhật. Du khách nếu muốn trải nghiệm xem rồng phun lửa hoặc rồng phun nước thì hãy canh khung giờ để chiêm ngưỡng nhé.

Cầu Rồng từng nhiều lần nhận nhiều giải thưởng quốc tế như:  Đoạt giải Kim Cương về kỹ thuật xuất sắc năm 2014 của Hiệp hội các Hãng kỹ thuật New York (ACEC New York, Hoa Kỳ); Giải thưởng “Kỹ thuật xuất sắc nhất trong lĩnh vực công nghiệp” (EEA) của ASCE (năm 2014); Giải Special Citation (Biểu dương đặc biệt) của Hiệp hội các nhà thiết kế chiếu sáng chuyên nghiệp thế giới (IALD)...

2. Cầu Quay sông Hàn

cau-quay-song-han-1693992080.jpg

Ảnh: VinWonder

Được xây dựng vào năm 1998 và hoàn công vào năm 2000, cầu quay sông Hàn như là biểu trưng cho sự phát triển của thành phố nơi đây. Cầu có chiều dài 487,7m và rộng chừng 12,9m; gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, nối liền hai trục đường chính của thành phố Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. 

Và sở dĩ gọi là cầu Quay vì điều đặc biệt của cây cầu này chính là phần thân cầu có thể tách làm đôi và quay 90 độ quanh trục nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông để mở ra một con đường mới cho tàu lớn đi qua. Cầu sẽ xoay theo một chu kỳ nhất định tùy vào thời điểm - vì vậy nếu muốn đón xem cầu xoay thì du khách cần phải quan sát lịch xoay của cầu. Đến nay đây là cây cầu duy nhất tại Việt Nam có thể xoay do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công.

3. Cầu Vàng

cau-vang-1693994754.jpg

Ảnh: VOV

Tọa lạc ở vị trí lưng chừng núi và ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Cầu Vàng gây ấn tượng không chỉ bởi vị trí độc đáo mà còn bởi thiết kế vô cùng ấn tượng. Nhìn toàn cảnh, cây cầu uốn lượn mềm mại như một dải lụa óng vàng vắt ngang chừng núi và được nâng niu bởi bàn tay khổng lồ. 

Cầu nằm trong quần thể du lịch Sun World Bà Nà Hills Đà Nẵng. Có bề rộng 5m trong đó phần dành cho khách đi bộ là 3m, hai bên cầu dành diện tích để trồng hoa. Đứng trên cây cầu duy nhất không bắc qua sông của thành phố Đà Nẵng này, du khách có thể thu vào tầm mắt cảnh núi non hùng vĩ với những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp. Xa xa là toàn cảnh Đà Thành xinh đẹp. Vào những ngày nắng đẹp và nhiều mây, khung cảnh nơi đây lung linh. 

Và cầu Vàng cũng nhận khá nhiều giải thưởng và lời khen danh giá như: danh hiệu “Cây cầu du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới 2020” của tổ chức World Travel Awards; “Top 10 cây cầu có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất thế giới” do Nhật báo The Guardian của Anh vinh danh; “Top 10 cây cầu đẹp đến mức khó tin” của báo The Independent...

4. Tượng Mẹ Âu Cơ Biển Đông

me-au-co-1693996247.jpg
Ảnh: TL

Tọa lạc tại công viên Biển Đông, cách cầu sông Hàn khoảng 1km. Tượng có hình thù khá ngộ nghĩnh là hai bầu vú no tròn, ấp trên một quả trứng to, được đặt trên bệ tượng hình hộp, ốp đá hoa cương đen, mỗi chiều khoảng 3 m. Được biết tác giả của bức tượng là nhà điêu khắc Lê Công Thành, người gốc Đà Nẵng, hiện sống ở Hà Nội. Xuất hiện ở vị trí bên bờ biển Đông, “Mẹ Âu Cơ” trong hình tượng người phụ nữ với bầu vú căng đầy, dáng nằm vững chãi, đầy sức sống, với dáng đầu ngẩng cao thanh thoát. Tác phẩm còn mang một ý nghĩa hết sức thiêng liêng khi khắc họa hình ảnh về Mẹ Âu Cơ-vị tổ tiên có vị trí rất lớn trong lịch sử và văn hóa dân tộc.

5.  Tượng Phật bà chùa Linh Ứng 

tuong-phat-chua-linh-ung-1693997013.jpg
Ảnh: ST

tượng Phật Quan Thế Âm tọa lạc tại chùa Linh Ứng ( Bãi Bụt, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng). Đây là bức tượng Phật cao nhất Việt Nam (cao 67m – tương đương với một tòa nhà 30 tầng), bên dưới tượng tòa sen có đường kính rộng 35m.  Tượng đứng tựa lưng vào núi mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lộ.Trong lòng tượng có đến 17 tầng và mỗi tầng có 21 bức tượng Phật gọi chung là “Phật Trung Hữu Phật”. Đặc biệt, trên bão của bức tượng còn có tượng Phật Tổ cao 2m.

Từ trên các toà tháp của tượng, du khách thập phương có thể nhìn được toàn bộ cảnh thành phố, núi rừng và biển đảo Sơn Trà cùng núi Ngũ Hành Sơn cùng bãi biển bao quanh bởi bờ cát dài trắng mịn trông khá thơ mộng và hùng vĩ.

 

 

Phúc Nguyễn - Tổng hợp

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/nhung-bieu-tuong-cua-tp-da-nang-a1867.html