Chiêm bái những ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn mùa Phật Đản 2023

Đại Lễ Phật Đản (15/4 âm lịch) là một trong những lễ lớn của người theo đạo Phật. Các ngôi chùa khắp Sài Gòn hiện đã được trang hoàng lộng lẫy để mừng Đại lễ Phật Đản 2023. Những ánh đèn đầy màu sắc từ các ngôi chùa cũng khiến Sài Gòn trở nên đẹp lung linh hơn.

Đại lễ Phật Đản là một trong những lễ hội văn hóa, tâm linh lớn của Phật tử. Đây là ngày kỷ niệm ngày sinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở thế kỷ thứ VII trước công nguyên.

chua-phap-hoa-1685535374.jpgLễ thả hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thu hút hàng ngàn người dân tham dự, Ảnh: Độc Lập

 Tại Đại hội Phật giáo thế giới tổ chức lần đầu tiên tại Tích Lan vào năm 1950, 26 phái đoàn Phật giáo các nước thành viên đã thống nhất chọn ngày rằm tháng tư âm lịch hằng năm làm ngày Phật Đản quốc tế.

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15.4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày Lễ hội Văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba Đại lễ hợp thành Lễ Tam hợp được Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Do đó, tại nước ta, hiện một số tự viện tổ chức lễ Phật Đản theo Phật Đản quốc tế nhưng cũng có một số tự viện lại tổ chức lễ Phật Đản theo truyền thống xưa, tức tổ chức vào ngày 8.4 âm lịch.

Trong mùa lễ Phật Đản, để chiêm bái nét đẹp văn hoá chùa chiền, cũng như tỏ lòng thành kính Đức Phật – bậc giác ngộ tối thượng đầu tiên trong lịch sử nhân loại, cầu mong sự an lành, may mắn, chúng ta có thể ghé thăm nhiều ngôi chùa trang nghiêm, cổ kính tại TP HCM để cùng thả đèn hoa đăng mừng Đại lễ:

1. Chùa Pháp Hoa

Nằm ở trung tâm thành phố người xe tấp nập nhưng chùa Pháp Hoa lại yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.Vào ngày 30/05/2023 Chùa Pháp Hoa tổ chức Lễ thả hoa đăng mừng đại lễ Phật Đản 2023.

chua-phap-hoa-1685419391.jpgTheo dân gian thì hoa đăng (đèn hoa) mang ý nghĩa cầu an, cầu siêu cho chư vị hương linh nương nhờ ánh sáng đó mà sanh về cõi lành. Ảnh: Internet

Nghi thức thả hoa đăng diễn ra trước chùa, mỗi người tự viết lên những chiếc đèn hoa đăng lời cầu nguyện may mắn và bình an, cho bản thân và gia đình và những dự định trong tương lai của bản thân sẽ vạn sự hanh thông. 

Đèn hoa đăng phát miễn phí

- Không cần đăng ký trước

- Thời gian : 18:30 ngày 30/05/2023 dương lịch (12/4 âm lịch)

- Địa điểm : Chùa Pháp Hoa - 220/3 Trường Sa, Phường 14, Quận 3 Thành Phố Hồ Chí Minh

tha-den-hoa-dang-1685419428.jpg Ảnh: Internet

3-1685419450.jpgẢnh: Internet

3-1685419607.jpgẢnh: Internet

2. Chùa Vĩnh Nghiêm

Tọa lạc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm luôn đông đúc người dân đến thắp hương và cúng bái. Chùa được xây dựng vào năm 1964 và là một trong những ngôi chùa có cơ sở vật chất khang trang bậc nhất ở Sài Gòn.

trong-khuon-chua-vinh-nghiem-1685419860.jpgTrong khuôn chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: Internet

Chùa có kiến trúc độc đáo, các góc mái chùa đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc: mái trước chồng diêm. Chính giữa đỉnh nóc có Bánh xe pháp luân và các góc có hình đầu phượng. Những công trình chạm khắc gỗ có bao lam tứ linh, bao lam cửu long, đặc biệt là có phù điêu trên các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng ở trong nước và một số nước châu Á.

truoc-chanh-dien-chua-1685419940.jpgTrước chánh điện chùa. Ảnh: Internet

ben-trong-chanh-dien-chua-vinh-nghiem-1685420136.jpgBên trong chánh điện chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: Internet

Địa chỉ: 339 Đ. Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

3. Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp là một ngôi chùa ở Hóc Môn, được sáng lập năm 1957. Chùa mang dáng vẻ cổ kính của chùa miền Bắc với góc đao cong vút, 2 tầng mái ngói màu đỏ. Toàn bộ nền móng, đà, cột, trần, mái đều đúc bê tông kiên cố, tường xây gạch, mặt ngoài dán gạch men, mặt trong sơn nước. Nền lót gạch granite nhập từ Tây Ba Nha. Toàn bộ cánh cửa, bao lam, án thờ đề làm bằng gỗ quý, chạm trổ rất tinh vi.

chua-hoang-phap-1685420513.jpgHàng ngàn thiện nam tín nữ Phật tử đã về tham dự. Ảnh: Internet

Hiện nay, chùa Hoằng Pháp nổi tiếng là nơi thu hút các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và tham gia các khóa tu niệm Phật.

du-khach-tham-quan-xep-hang-ngay-ngan-di-vao-chua-1685420841.jpgDu khách tham quan xếp hàng ngay ngắn đi vào chùa, Ảnh: NLĐ

Địa chỉ: 96 ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Ý nghĩa Đại lễ Phật Đản

Theo Thượng tọa Thích Tâm Hải, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người lịch sử, được sinh ra trong một gia đình hoàng tộc, cha là vua Tịnh Phạn (Suddhodana), mẹ là hoàng hậu Māyā, được nuôi dưỡng, giáo dục để trở thành người kế vị ngai vàng, lãnh đạo Kapilavastu.

Tuy nhiên, Ngài đã từ bỏ tất cả để dấn thân chứng nghiệm, khám phá bốn sự thật của cuộc đời, đó là: khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và phương pháp để chấm dứt sự khổ (Tứ diệu đế), giảng dạy về phương pháp cho con người có được hạnh phúc tương đối và đạt được hạnh phúc thực sự - nếu có ý chí, ngay trong cuộc đời này, được soi sáng bởi trí tuệ nhờ có chánh niệm, thực hành thiền định.

Những lời dạy của Ngài vượt đã lên sự ràng buộc của các giáo điều thông thường, vượt thời gian, trở thành lối sống cho những ai muốn có được hạnh phúc thực sự cho bản thân, cộng đồng.

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/dai-le-phat-dan-2023-chiem-bai-nhung-ngoi-chua-noi-tieng-nhat-sai-gon-a1353.html