Vậy các môn thể thao lần đầu tiên được "góp mặt" tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần này là gì hãy cùng nhau tìm hiểu về chúng nhé.
1. Bokator
Là môn võ cổ truyền của Campuchia, theo một số tài liệu nói rằng môn võ này đã xuất hiện ở Campuchia hơn 1000 năm. Cái tên Bokator có nghĩa là "đạp sư tử" bắt nguồn từ truyền thuyết của người Khmer, tương truyền rằng lúc bấy giờ có một con sư tử hung dữ tấn công ngôi làng, dân làng dù đủ mọi cách nhưng vẫn không thể hạ được nó, thế nhưng có một vị chiến binh đã sử dụng các đòn thế võ thuật và một con dao là tiêu diệt được con sư tử hung hãn ấy. Sau đó vị chiến binh này đã truyền thụ lại các động tác mà ông đã thực hiện cho người dân để họ chiến đấu với thú dữ và kẻ địch-từ đó môn võ được lưu truyền và truyền bá rộng rãi. Bokator sử dụng các đòn thế trong chiến đấu tay không chủ yếu là sử dụng chỏ, gối, chân (dùng trong đòn đá),...Cùng các binh khí như: gậy, dao, kiếm,... thường dùng trong trình diễn (ngày nay) và ra trận khi xưa.
Theo quy định hiện nay, thì khi lên sàn thi đấu các vận động viên ngoài mang các vật dụng bảo hộ thường thấy như: găng tay, bọc ống chân, giáp,... Thì các vận đông viên còn phải mặc quần ngắn dùng trong thi đấu, kèm theo khố truyền thống (trông như chiếc khăn rằn) của người Campuchia.
2. Kun Khmer
Còn được gọi với cái tên là Pradal Serey-là môn võ gần như là quốc võ ở Campuchia, được biết bộ môn võ thuật này tồn tại từ thời kỳ Đế Quốc Khmer và được luyện tập trong quân đội của người Khmer. Các kỹ thuật trong võ Kun Khmer có nét tương đồng với môn Muay Thái của "xứ sở chùa Vàng" như sử dụng bát chi (chiến đấu bằng tay, chân, cùi chỏ, đầu gối) và cũng có sự giống nhau về thể thức thi đấu.
Chính vì vậy giữa Thái Lan và Campuchia đã xảy ra tranh cãi về nguồn gốc và tên gọi của môn võ này, Thái Lan thì khẳng định đây là môn võ xuất phát từ Thái Lan và có tên là Muay Thái, còn Campuchia khẳng định đây là môn võ truyền thống của họ với tên Kun Khmer và dẫn đến trong kỳ Sea Games 32 sắp tới Thái Lan sẽ không cử vận động viên đến tham gia tranh tài ở bộ môn võ thuật này.
3. Cờ Ouk Chaktrang
Là môn thể thao trí tuệ của Campuchia tương tự như cờ vua hay cờ tướng, loại cờ này còn biết với tên gọi khác là cờ Ốc hay cờ Khmer, bộ môn này khá phổ biến ở những vùng Tây Nam Bộ nước ta, nhất là ở những nơi có cộng đồng người Khmer sinh sống.
Về hình thức cũng như cờ tướng hay cờ vua, mỗi bàn cờ đều có 64 ô, và mỗi người chơi nắm trong tay 16 quân cờ với 8 tốt, 2 xe, 2 mã, 2 tượng, 1 hậu và 1 vua. Và điểm khác biệt lớn của loại cờ Ốc nằm ở cách sắp xếp quân cờ và cách đi của từng quân ví dụ như: dàn quân Tốt sẽ xếp cách một hàng với các quân cờ hàng dưới, thay vì đứng như trong cờ vua; Quân Vua trong vẫn có nước đi như quân Vua trong môn cờ vua, nhưng nước đầu được đi như quân Mã; Quân Hậu vẫn đi chéo và thẳng nhưng chỉ được di chuyển trong một ô cờ,... Và trong kỳ Sea Games 32 nước chủ nhà Campuchia đã đưa bộ môn thể thao trí tuệ truyền thống của Campuchia vào bộ môn thi đấu chính thức.
4. Jet Ski
Là bộ môn đua mô tô nước, đây là lần đầu tiên bộ môn đua mô tô nước được tổ chức trong kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 này. Tuy là bộ môn không mấy phổ biến ở các nước trong khu vực, thế nhưng đây lại là một bộ môn "sở trường" của nước chủ nhà, khi từng giành được một huy chương vàng ở nội dung này tại ASIAD 2018 được tổ chức tại Indonesia.
Có hai nội dung thi đấu trong môn Jet Ski là runabout (ngồi thi đấu) và stand-up (đứng thi đấu). Các nội dung đua gồm: vòng tròn khép kín, đua tốc độ ngoài khơi, đua sức bền hoặc tự do. Và trong bộ môn này Việt Nam sẽ không cử vận động viên tham gia thi đấu ở bộ môn thể thao dưới nước này.
Phúc Nguyễn
Link nội dung: https://vntravel.org.vn/doc-la-cac-mon-the-thao-gop-mat-tai-sea-games-32-a1051.html