Khám phá những ngôi trường có "tuổi đời" cao nhất Việt Nam (Phần 2)

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, dù là ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào thì việc học của dân tộc ta vẫn luôn được phát huy. Chính vì truyền thống trọng việc học nên có những ngôi trường đã có tuổi đời hơn 100 năm, đào tạo nên bao thế hệ học trò cho đất nước từ trước đến nay. Và hôm nay hãy cùng khám phá các ngôi trường có tuổi đời hơn một thế kỷ này nhé.

1. THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM)

thpt-le-quy-don-1677139854.jpg Ảnh: vnexpress.net

thpt-le-quy-don-3-1677140993.jpg Ảnh: Minh Hòa

Là ngôi trường trung học lâu đời nhất tại Sài Gòn, trường THPT Lê Quý Đôn tiền thân là trường Collège Indigène (trung học bản xứ) được thành lập vào năm 1877, ban đầu trường được xây dựng nhằm giảng dạy chương trình Pháp cho con em người Pháp sau mở rộng cho người Việt Nam được vào học. Sau một số lần đổi tên trường như Collège Chasseloup Laubat (theo tên của bộ trưởng Bộ Thuộc Địa của Pháp lúc bấy giờ), thì đến năm 1970 thì trường được đổi tên thành "trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn" (giảng dạy theo chương trình của người Việt ở cả 3 cấp học). Đến năm 1977 thì trường chính thức chuyển thành trường THPT Lê Quý Đôn (chỉ giảng dạy cấp 3) như ngày nay. Vì là trường do người Pháp xây dựng và chủ yếu để người Pháp học tập, nên kiến trúc của công trình này mang "đậm chất" nghệ thuật của kiến trúc Pháp cổ kính qua từng chi tiết từ cổng ra vào đến kiến trúc các lớp học, khung cửa sổ,.. của trường. Và ngoài ngôi trường đã hơn trăm tuổi thì  khuôn viên trường còn có các cây cổ thụ cũng đã xấp xỉ số tuổi ấy với các tán cây và rễ đồ sộ tạo bóng mát cho bao thế hệ "áo trắng" của trường.

Trường THPT Lê Quý Đôn trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển là nơi đã có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục của Việt Nam, trong đó có các cựu học sinh của trường là những nhân sĩ trí thức, yêu nước như: Nguyễn An Ninh, Vương Hồng Sển, Giáo sư Trần Đại Nghĩa, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn,... Và ngoài các thành tích về giáo dục thì hiện trường thpt Lê Quý Đôn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố. 

thpt-le-quy-don-2-1677140993.jpg Ảnh: plo.vn

 thpt-le-quy-don-4-1677140998.jpg Ảnh: plo.vn

 

2. THPT Marie Curie

thpt-marie-curie-2-1677144115.jpg Ảnh: zingnews

Ngôi trường mang tên nhà khoa học nữ Marie Curie với thành tích đoạt hai giải Nobel Vật Lý và Nobel Hóa Học (điều hiếm hoi vào thời điểm ấy), trong đó  công trình nghiên cứu tiêu biểu là tìm ra hai nguyên tố hóa học mới gồm radium và polonium. Được thành lập năm 1918, trường ban đầu chỉ dành riêng cho nữ sinh theo học và có tên gọi là EPS des J.F Francaises (Trường cao đẳng tiểu học nữ sinh người Pháp) dành cho nữ sinh người Pháp học tập. Đến năm 1948 trường được đổi tên thành trường trung học Marie Curie (vẫn chỉ dành cho nữ sinh theo học). Và đến khi đất nước thống nhất thì trường chính thức trở thành trường THPT Marie Curie (tiếp nhận cả nam và nữ sinh theo học tại trường) cho đến nay. 

thpt-marie-curie-5-1677146272.jpg Ảnh: tuoitre.vn

Trường mang trên mình vẻ đẹp cố kính với phong cách kiến trúc Đông-Tây hòa hợp, màu chủ đạo của trường là màu vàng, các ô cửa theo kiếu mái vòm đặc trưng Châu Âu, những ô cửa sổ cũng được xây theo kiến trúc với các họa tiết theo kiến trúc Pháp, phần cầu thang và tay vịn gỗ được thiết kế theo họa tiết phong cách Pháp lúc bấy giờ, ngoài ra thì trường có một số cảnh trí và họa tiết như như một nét chấm phá của kiến trúc phong cách Phương Đông trong ngôi trường, tạo nên phong cách kiến trúc độc đáo của ngôi trường này. Không chỉ ngôi trường đã hơn trăm năm tuổi mà trong khuôn viên trường còn có nhiều gốc đại thụ có "tuổi đời" không kém cạnh ngôi trường vươn bóng râm khắp cả sân khuôn viên trường học. 

thpt-marie-curie-1677144115.jpg Ảnh: sưu tầm

Trường THPT Marie Curie là một trong những ngôi trường được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố. Với bề dày phát triển lên đến hơn 1 trăm năm, trường THPT Marie Curie đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh với nhiều thành tích và đóng góp như: Tôn Nữ Thị Ninh ( nguyên Phó chủ nhiệm Ủy Ban đối ngoại Quốc hội),  tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Quang Huân (Giám đốc Viện Tim), ca sĩ Đông Nhi, Trương Hòa Bình (nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam),... 

thpt-marie-curie-88-1677146528.png Ảnh: dantri.com.vn

3. THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM)

thpt-le-hong-phong-5-1677147288.jpg Ảnh: Internet

Tiền thân là trường Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký được chính quyền thực dân Pháp xây dựng vào năm 1927 do kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế và đến năm 1976 thì trường được mang tên Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, ngôi trường mang trong mình kiến trúc độc đáo của Pháp xen lẫn một chút nét của kiến trúc Việt Nam, thể hiện quá trình giao lưu văn hóa một cách cưỡng bách trong thời kỳ lịch sử bấy giờ. 

Cũng như các công trình Pháp xây dựng vào thời điểm bấy giờ, trường THPT Lê Hồng Phong cũng thể hiện kiến trúc của Pháp qua các khung cửa hình mái vòm, mái ngói kiểu Pháp, hành lang được thiết kế theo kiểu ống vòm  ... cùng khuôn viên rộng lớn nhiều cây xanh. 

Trường không chỉ là mang trên mình kiến trúc mang dấu ấn của một thời kỳ lịch sử mà ngoài ra nơi đây còn là nơi của nhiều phong trào học sinh-sinh viên yêu nước như: phong trào đấu tranh đòi “Dạy và Học bằng Tiếng Việt” và ngoài ra nơi đây cũng là nơi đã đóng góp những người học sinh-sinh viên đã đóng góp cho phong trào đấu tranh và giải phóng dân tộc mà tiêu biểu là các Liệt sĩ : Trần Văn Ơn, Nguyễn Thái Bình,...  

thpt-le-hong-phong-1677147288.jpg Ảnh: plo.vn

thpt-le-hong-phong-3-1677147288.jpg  Ảnh:  plo.vn

thpt-le-hong-phong-6-1677150238.jpg Ảnh: thanhnien.vn

Hiện nay trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là nơi đào tạo ra nhiều lứa học sinh ưu tú, đem về nhiều thành tích trong các kỳ thi về học thuật và đã được Thủ tướng Chính phủ giao trọng trách là trung tâm chất lượng cao các tỉnh, thành phía Nam. Ngoài ra trường còn được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố.

thpt-le-hong-phong-4-1677150117.jpg Ảnh: plo.vn

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/index.php/kham-pha-nhung-ngoi-truong-co-tuoi-doi-cao-nhat-viet-nam-phan-2-a789.html