Những bảo tàng ở Sài Gòn dành cho người mê lịch sử (Phần 2)

Khi nhắc đến Sài Gòn ngoài những tòa cao ốc hiện đại hay những con đường sáng lấp lánh đèn điện thì song đó còn có những nơi lưu giữ về lịch sử của vùng đất Sài Gòn nói riêng và đất nước nói chung. Hôm nay hãy cùng Vietnamtraveller tìm hiểu những địa điểm lịch sử này.

1. Bảo tàng lịch sử TP HCM 

bao-tang-lich-su-tphcm-1675417685.jpg Ảnh: vnexpress

Nằm tại khu vực trung tâm quận 1 và khuôn viên Thảo Cầm Viên, bảo tàng lịch sử TP.HCM là một trong những bảo tàng có tuổi đời lâu nhất tại khu vực phía Nam. Bảo tàng được thành lập vào năm 1929 với tên gọi ban đầu là "Blanchard de la Brosse" (tên của viên thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ). Bảo tàng tồn tại đến năm 1965 thì đổi tên thành  “Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam”. Đến năm 1979 thì được đổi tên là "Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh" như hiện nay. 

Công trình này mang trên mình một nét kiến trúc dộc đáo khi kết hợp phong cách kiến trúc của cả phương Đông và phương Tây. Bảo tàng "sở hữu" khá nhiều cổ ,hiện vật đa dạng với hơn 40.000 cổ, hiện vật của từng thời kỳ lịch sử và từ thời nguyên thủy đến thời cận đại và nơi đây là một trong những lý tưởng dành cho những sinh viên chuyên ngành văn hóa hay các bạn có đam mê tìm hiểu về văn hóa các dân tộc Việt Nam vì ngoài các hiện vật mang tính lịch sử  dân tộc thì nơi đây còn có khu chuyên trưng bày về văn hóa Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực như: Thái Lan, Campuchia,... 

Và đến năm 2012, tòa nhà Bảo tàng được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, thu hút nhiều du khách trong lẫn ngoài nước đến tham quan.

bao-tang-lich-su-tphcm-1675680395.png Ảnh: traveloka

2. Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

bao-tang-my-thuat-tphcm-2-1675420581.jpg Ảnh: saigontouristvietnam

Giống với cái tên của mình tòa nhà này mang trong mình một nét đẹp đậm chất nghệ thuật của kiến trúc Pháp, tiền thân của bảo tàng là ngôi dinh thự của một đại gia gốc Hoa thường được biết với cái tên là chú Hỏa sinh sống tại đây.

Đến năm 1987 nơi đây được trưng dụng để thành lập bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, và chính thức mở cửa đón khách vào năm 1989. Bảo tàng có ba khu vực trưng bày gồm: Khu vực trưng bày các tác phẩm mỹ thuật cổ, cận đại; Khu vực trưng bày các tác phẩm hiện đại; Và khu vực dùng để làm nơi triển lãm thường xuyên các tác phẩm nghệ thuật.   Nơi đây lưu giữ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao của các tác giả nổi tiếng như: Diệp Minh Châu, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng,... Và còn có tác phẩm của các họa sĩ thuộc thế kỷ trước. Và đây cũng là địa điểm thường xuyên tổ chức các triển lãm về hội họa của các họa sĩ trong và ngoài nước, chắc hẳn sẽ phù hợp với những bạn thích cảm nhận và chiêm ngưỡng về nghệ thuật hội họa.

bao-tang-my-thuat-tphcm-1675420581.jpg Ảnh: Báo Người Lao Động

3. Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ

bao-tang-phu-nu-nam-bo-1675675270.jpg Ảnh: iviu

Được thành lập năm 1985, ban đầu có tên gọi là Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam Bộ được khánh thành với diện tích khiêm tốn với 200m2 gồm 6 phòng trưng bày chuyên đề, đến năm 1986 thì nơi đây được xây dựng thành bảo tàng với diện tích sử dụng 5.410,5 mét vuông.

 Bảo tàng hiện có  44.108 hiện vật và tài liệu khoa học. Trong đó hơn một nửa là hiện vật loại hình chiến tranh cách mạng và một nửa là hiện vật văn hóa, được chia thành 24 bộ sưu tập với hơn 10 chủ đề, trong đó có 6 bộ sưu tập hiện vật quí hiếm.  Khi đến bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ du khách sẽ được thấy vai trò của phụ nữ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử trên các lĩnh vực quân sự, ngoại giao,... Song đó còn có những hiện vật mang đậm chất phụ nữ Nam Bộ gắn với nền văn minh lúa nước như: cái nia, cái cào, cái cày,... Cùng với đó tại bảo tàng còn có bộ sưu tập trưng bày các trang phục truyền thống phụ nữ các dân tộc tại vùng Đông Nam Bộ như: Chăm, Hoa,...   Ngoài ra nơi đây còn sở hữu một bộ sưu tầm áo dài phụ nữ Việt Nam qua từng giai đoạn thời gian khá đặc sắc.

Và nếu là một người thích tìm hiểu về lịch sử hào hùng của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, hay các nữ nhân vật trong lịch sử Việt Nam thì bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ là nơi không thể bỏ qua.

bao-tang-phu-nu-nam-bo-2-1675675337.jpgẢnh: vinpearl

4. Bảo tàng Tôn Đức Thắng

bao-tang-ton-duc-thang-1675676595.jpg Ảnh: Báo Đồng Khởi

Bảo tàng Tôn Đức Thắng tiền thân là tư dinh của Thủ tướng (chế độ Việt Nam Cộng Hòa), Năm 1988 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/1988), nơi đây được sử dụng làm "Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng", đến năm 1990 thì được đổi tên thành "Bảo tàng Tôn Đức Thắng" như hiện nay. 

Tham quan bảo tàng bạn sẽ được như xem một cuốn phim tài liệu về cuộc đời và sực nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng thông qua các hiện vật và tư liệu được trưng bày như: cây bút làm bằng xương cá và cây dương nước của Bác Tôn trong lúc ở Côn Đảo, mô hình nhà sàn và các vật dụng sinh hoạt của Bác Tôn tại An Toàn Khu , hay hình ảnh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong đời sống hàng ngày, đến các tài liệu về các cột mốc thời gian trong quá trình hoạt động cách mạng của Bác Tôn,...

Đến tham quan bảo tàng Tôn Đức Thắng thông qua tìm hiểu được cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, bạn sẽ tìm hiểu được lịch sử phong trào của công nhân ở Sài Gòn cũng như lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc ta. 

bao-tang-ton-duc-thang-2-1675678808.jpg Ảnh: baotangtonducthang.vn

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/index.php/nhung-bao-tang-o-sai-gon-danh-cho-nguoi-me-lich-su-phan-2-a635.html