Khám phá trang phục truyền thống các nước Châu Á (phần 1)

Mỗi quốc gia, dân tộc luôn có một bản sắc văn hóa riêng, những bản sắc văn hóa ấy được biểu hiện qua các phong tục tập quán, ẩm thực,... trong đó có thể dễ nhận biết và biểu hiện rõ ràng nhất chính là trang phục truyền thống của dân tộc đó.

Trang phục truyền thống đặc biệt ở chỗ nó có thể hiện được tính thẩm mỹ , phong tục,  đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu- nó như là di sản tinh thần của cả một dân tộc, quốc gia- điều mà các loại trang phục hiện đại không có được. Vì vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu về trang phục đặc trưng của các nước nhé.

1. Áo dài

ao-dai-g5c5ecc58f-1920-1673258767.jpg Ảnh:Internet

Là một loại trang phục gần như được mọi người công nhận là "quốc phục" của Việt Nam, là một di sản mang đậm bản sắc con người Việt Nam. Dù chiếc áo dài đã tồn tai qua hàng thế kỷ suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nhưng đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính chính xác lịch sử áo dài và thời điểm xuất hiện của áo dài. Nguồn gốc của áo dài là từ áo tứ thân nhưng trải qua nhiều năm được cải tiến như ngày nay. 

Một bộ áo dài truyền thống có cấu tạo gồm tay áo, cổ áo, hai tà áo và quần. Cổ áo thường may cao khoảng 3cm, tay áo dài đến cổ tay, thân áo được thiết kế ôm dáng có nút bấm hoặc cài ở một bên. Tà áo gồm 2 tà, được xẻ từ eo cho đến gần cổ chân. Ở phần thân ngực và sau lưng sẽ có chiết li. Quần mặc với áo dài sẽ có độ dài từ eo cho đến hết mắt cá chân hoặc có thể dài đến gót bàn chân, ống quần rộng.       

Với mẫu áo dài nam cũng tương tự như áo dài nữ tuy nhiên phân eo không may ôm sát, thân áo thường có dáng suông thẳng đứng thể hiện được sự nam tính, mạnh mẽ và sự chín chắn

Và  mỗi chi tiết của chiếc áo dài còn mang theo ý nghĩa của dân tộc Việt. Với 2 tà áo tượng trưng cho tứ thân và cha mẹ; 5 tà áo được cài cúc bên trái áo không chỉ  giữ cho tà áo được ngay ngắn, kín đáo mà còn tượng trưng cho năm cốt cách của con người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Như vậy, áo dài không chỉ mang nét đẹp truyền thống của Việt Nam mà nó còn mang cả triết lý nhân sinh.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến cách tân. Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được, xứng đáng là đại diện của trang phục truyền thống Việt Nam. Và qua bao dòng chảy của lịch sử , giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng người Việt Nam vẫn luôn giữ gìn và phát huy chiếc áo dài qua bao thế hệ, ngày nay chiếc áo dài thường được mặc vào những dịp trang trọng như lễ, tết, đám cưới,... 

nam-d-ng-2-1tp2ljjg0-unsplash-1673259458.jpg Ảnh: Internet

2. Xường xám

suon-xam-2-1673339601.jpg Ảnh: Internet

Nếu là một tín đồ phim Hoa ngữ thì có lẽ bạn sẽ biết ngay trang phục xường xám truyền thống của người Trung Quốc (hay còn gọi là sườn xám, tuy nhiên theo phiên âm từ tiếng Quảng Đông thì Xường Xám phát âm có phần đúng hơn) là biểu tượng của trang phục truyền thống Trung Quốc, và được coi là mẫu mực trong trang phục truyền thống Trung Hoa. Có nguồn từ thời kỳ phong kiến Nhà Thanh, trang phục truyền thống này qua thời gian đã phát triển và trở thành một nét văn hóa của Trung Hoa

Theo truyền thống, xường xám được may bằng lụa, có thêu hoa ngũ sắc hay chỉ nhiều màu, ôm lấy thân nhưng không bó sát vào cơ thể, cổ cao và tà áo thẳng. Về sau, thì bắt đầu có sự thay đổi khá nhiều về mặt kết cấu, ví dụ như: cổ dựng, chỉ có hai bên vạt áo xẻ, ôm sát thân, tay áo có thể liền hoặc rời thân. Và bắt đầu từ những năm hai mươi, Sườn Xám xuất hiện dần dần trên đường phố Thượng Hải rồi lan sang Tô Châu, Hàng Châu, Dương Châu… Sau đó do ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây xường xám đã có một vài đổi mới so với thời Mãn Thanh: Cổ áo có thể tròn, cao hoặc xẻ, tay áo tùy theo được thiết kế loe hoặc cắt ngắn. Hơn nữa, dáng áo có thể được cắt ngắn độ dài của tà, áo váy rời nhau với đường xẻ sâu để phù hợp hơn với xu hướng mới.

Loại váy áo liền thân này làm tôn thêm dáng của người thiếu nữ, phần trên ôm sát thân, hàng cúc được thiết kế vắt chéo sang môt bên rồi chạy dọc một bên sườn, hai tà xẻ cao đến ngang đùi tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, mặt trước của xường xám thường được thêu các họa tiết bằng chỉ ngũ sắc. Trên phương diện tạo mẫu hay trang trí thủ pháp đều thể hiện được những nét truyền thống văn hóa sâu đậm của Trung Quốc. Ngoài ra, loại váy áo này còn làm nổi bật đức tính đoan trang, trang nhã, kín đáo của người phụ nữ khi mang trên mình bộ trang phục này . Xường xám ngày nay đã không ngừng cải tiến và đổi mới về hình thức để phù hợp với xu thế mới và gần như trở thành một trong những trang phục truyền thống nổi bật nhất của người dân Trung Hoa vì tính quyến rũ và sang trọng của loại trang phục này. Xường sám thường được người Trung Quốc hay người Hoa ở các nơi trên thế giới mặc vào các dịp vui vẻ và trang trọng như: cưới hỏi, tiệc tùng, ....

suon-xam-5-1673348663.jpg Ảnh: Internet

3. Hanbok 

hanbok-1673342103.jpeg Ảnh: pexels

Nếu là fan của những bộ phim đến từ xứ sở Kim Chi, nhất là những bộ phim cổ trang thì ngoài những thần tượng hay cảnh trí "xịn sò" thì chắc hẳn rằng bạn sẽ không quên được những bộ trang phục truyền thống mà các nhân vật trong phim thường mặc (Hanbok) hay còn biết với cái tên là Hàn phục. 

Hanbok là bộ trang phục truyền thống của những người dân thuộc hai quốc gia Hàn Quốc và Triều Tiên. Bộ trang phục này có màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng, các đường kẻ đơn giản và không có túi. Dù tên gọi của nó là Hàn Phục, nhưng ngày nay từ hanbok thường chỉ đề cập đến trang phục chính thức theo phong cách cùa dân tộc Triều Tiên và được mặc trong các dịp tết hay lễ hội.  

 Bộ trang phục truyền thống của người dân ở xứ sở Kim Chi cũng được thiết kế theo triết lý âm dương, ngũ hành với 5 màu sắc chính được sử dụng phổ biến là trắng, xanh da trời, đen, đỏ và vàng. Màu trắng cũng là màu được ưa chuộng nhất bởi người dân Hàn Quốc quan niệm màu này thể hiện sự trong sáng, chính trực và thuần khiết.

Ngoài ra, các bộ Hanbok cũng được trang trí họa tiết thể hiện mong ước của người mặc. Các họa tiết này thường là cây lựu, hoa mẫu đơn, hoa cúc với mong muốn sống lâu hay ngọn lửa với mong muốn có được sự khôn ngoan,….

Trang phục Hanbok truyền thống được tạo thành từ hai bộ phận chính: áo jeogori (được mặc bởi cả nam và nữ), quần dài baji (cho nam) và váy dài chima (cho nữ), kèm một số phụ kiện như áo choàng (po), áo vest (jokki) và áo khoác ngoài (magoja).

– Áo jeogori: Là chiếc áo dài tay được mặc bởi cả nam và nữ. Chiếc áo này bao phủ phần thân trên của người mặc và bao gồm các bộ phận: thân áo (gil), dải vải cắt qua cổ áo (git), cổ áo (dongjeong) và dây buộc (gorem).

– Váy dài chima: Là chiếc váy rộng, khá dài dành cho nữ. Chima có thể dài chạm đất, dài đến mắt cá chân hay chỉ đến bắp đùi của người mặc.

– Quần dài baji: Người Hàn Quốc thường ngồi xếp bằng trên sàn nên quần dài baji được thiết kế với ống quần rộng, làm từ chất liệu vải mềm và nhẹ dành cho nam giới.

Thường vào các dịp quan trọng hay lễ hội truyền thống của dân tộc Triều Tiên thì trang phục hanbok thường được người dân sử dụng làm trang phục chính nhằm giữ gìn và quảng bá hình ảnh của hanbok, đặc biệt là qua màn ảnh và vì vậy ngày càng nhiều người trên thế giới đã biết đến trang phục hanbok.  Và hanbok không chỉ là trang phục đơn thuần mà gần như đã là một di sản về mặt văn hóa và tinh thần trong đời sống của dân tộc Triều Tiên.

pexels-ying-qi-chai-5168604-1673342213.jpg Ảnh: pexels

4. Kimono

kimono-2-1673345796.jpg Ảnh: unsplash

Mỗi khi nói đến đất nước mặt trời mọc, ngoài những biểu tựơng như samurai, núi Phú Sĩ, ... hay nền ẩm thực với các món ăn đặc sắc thì trang phục truyền thống Kimono cũng là một trong những biểu tượng về văn hóa của con người Nhật Bản khi nhắc đến nơi đây.

Kimono là một loại trang phục truyền thống của người Nhật Bản và được xem là quốc phục của đất nước này.  Kimono ra đời ban đầu được mặc với Hakama - một loại váy dài đôi khi có chia ổng giống quần thụng. Sau này có sự thay đổi dần, Kimono không còn mặc với Hakama mà thay vào đó là một cái khăn - được gọi là Obi.  

Theo truyền thống, Kimono được làm từ vải lanh, vải lụa, vải sa-tanh, gấm lụa hoặc lụa crepe. Hiện nay, người ta thường sử dụng các loại vải rẻ hơn, dễ làm sạch hơn như tơ nhân tạo, vải cotton, vải cotton láng, sợi polyester và các loại sợi tổng hợp khác… để may Kimono. Kimono truyền thống chỉ sử dụng một mảnh vải duy nhất có kích thước tiêu chuẩn rộng 36cm, dài khoảng 11,5m, được gọi là Tan.

Người Nhật sử dụng trang phục Kimono từ rất lâu đời, dùng cho cả nam và nữ, Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn còn  kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiênkkhác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản.Nhưng dần dần do sự du nhập của văn hóa phương Tây mà họ đã không còn sử dụng trang phục này thường ngày nữa mà chỉ mặc trong những dịp đặc biệt trong năm, lễ tết, lễ hội truyền thống hay ngày cưới ...

kimono-4-1673345982.jpg Ảnh: jobsinjapan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/index.php/kham-pha-trang-phuc-truyen-thong-cac-nuoc-chau-a-a508.html