Đạo Mẫu - Tín ngưỡng thiêng liêng của người Việt

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ là tín ngưỡng dân gian của người Việt có chiều dài lịch sử hàng nghìn năm. Tín ngưỡng thờ Mẫu khác với những tôn giáo, tín ngưỡng khác trên thế giới, bởi ngay từ thuở sơ khai tín ngưỡng này đã trở thành niềm tin, sự ngưỡng mộ và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người dân cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như trời, đất, sông nước, rừng núi..) hay thờ những vị thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những người tài giỏi, có công với dân, với nước. Tín ngưỡng thờ Mẫu là nét văn hoá độc đáo thể hiện một cách sâu sắc tâm tư, tình cảm, trí tuệ, ý thức cội nguồn dân tộc, tôn vinh giá trị đạo đức, lòng hiếu thảo, lòng yêu nước của người Việt.

z5119858227509-7aa1102d65fc17a05d187db037704bae-1706604540.jpg

Đền thượng Ngai Vàng - nơi gìn giữ, trao truyền giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30km về phía Bắc là vùng đất Sóc Sơn địa linh nhân kiệt, nơi giàu tài nguyên văn hóa với hệ thống các di tích tâm linh, thắng cảnh, lễ hội nổi tiếng. Nằm trong quần thể này, đền thượng Ngai Vàng là ngôi đền linh thiêng tọa lạc yên ả trong thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn. Nơi đây thờ chính cung Thánh Mẫu thượng ngàn, vị Thánh Mẫu quyền năng trong hệ thống Tam tòa Thánh Mẫu của tín ngưỡng. Ngài được giao cai quản rừng núi gắn liền với đời sống nhân dân các bản làng. 

Theo sự tích, Thánh Mẫu chính là công chúa La Bình, con gái của Tản Viên Sơn Thánh và công chúa Mỵ Nương. Sinh thời, công chúa là người con gái đoan trang, xinh đẹp, giỏi giang, rất có hiếu với cha mẹ. Công chúa thường dạy dân săn bắt, chăn nuôi, đắp bờ làm ruộng, cấy lúa, trồng cây… giúp người dân có đời sống yên bình, ấm no. Khi đất nước bị giặc ngoại xâm đánh chiếm, công chúa còn phù trợ cho các tướng lĩnh chỉ huy quân đội đánh đông dẹp bắc bảo vệ, giữ nguyên bờ cõi. Sau khi thắng lợi, các vị vua của các triều đại đã cho lập đền thờ và sắc phong bà làm Lâm Cung Thánh Mẫu (林宮聖母) hay Mẫu Thượng Ngàn (母上𡶨) hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn (婆主上𡶨), Thượng Ngàn Lê Mại Đại Vương.

z5119999730594-ca93096c586039f70abf060f9c19b3e0-1706604540.jpg
 

Bên cạnh cung Thánh Mẫu là cung thờ Cô bé Ngai Vàng. Trong hệ thống các vị tiên cô của tứ phủ thì Cô bé Ngai Vàng là Cô bé Thượng ngàn, Tiên cô bản cảnh của vùng núi nơi đây. Cô bé Ngai Vàng nổi tiếng linh thiêng, theo truyền thuyết Cô thường hiển linh chữa bệnh cứu người, phù hộ cho công việc làm ăn được thuận lợi, che chở cho nhân dân bản xứ và du khách thập phương. 

Những năm gần đây, đền thượng Ngai Vàng là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của đông đảo nhân dân trong hành trình du lịch văn hóa, nhớ về nguồn cội. Mỗi năm có hàng chục nghìn lượt du khách từ khắp các tỉnh, thành trong nước hành hương tìm về đền thượng Ngai Vàng dâng hương kính Mẫu, vãn cảnh đền, nguyện cầu cho quốc thái dân an, cầu may mắn trong cuộc sống.

dong-thay-huyen-tich-thu-nhang-den-thuong-ngai-vang-1706606249.png
 

"Với mỗi đất nước, quan trọng nhất là văn hóa, các vị lãnh đạo đã nói “Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Bao năm nay tôi nghiên cứu về đạo Mẫu - tín ngưỡng nội sinh, văn hoá truyền thống của dân tộc ta, tôi đã gắn bó với đền thượng Ngai Vàng hơn 10 năm qua và luôn mong muốn tín ngưỡng thờ Mẫu được gìn giữ, đón nhận và lưu truyền cho muôn đời sau”, đây là tâm nguyện của đồng thầy Huyền Tích - thủ nhang Đền thượng Ngai Vàng sau hàng chục năm tìm hiểu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

brown-and-beige-cozy-home-2024-calendar-1-1706604905.png
 

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu đồng được coi là nghi thức thiêng liêng, độc đáo và nổi bật nhất, là thời khắc đồng nhân (người hầu) bày tỏ lòng biết ơn đến các vị Thánh trong sự thành tâm, trong sáng, hướng thiện. ​​Các vị Thánh thông qua đồng nhân để hồi dương giáng thế ban truyền những điều tốt đẹp, ban tài tiếp lộc cho trần gian.  m nhạc, lời văn, hoa man tài mã, xiêm y hài mão... đã giúp nghi thức hầu đồng trở nên linh thiêng, hấp dẫn. Ai ai cũng hoan hỷ cầu mong mọi sự may mắn cho bản thân và gia đình.

Người Việt có câu “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy” là lời nhắc nhở về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo” của con cái dành cho tổ tiên, cha mẹ, của học trò dành cho thầy cô giáo, của đệ tử dành cho thầy đồng của mình. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, truyền thống này càng được chú trọng và nhân rộng. Người thầy luôn nhắc nhở các đệ tử biết ơn, tri ân công trạng của các vị Tiên Thánh đã phù Vua giúp nước, dạy dân sinh sống, bốc thuốc chữa bệnh… đem lại hoà bình, ấm no cho người dân.

brown-and-beige-cozy-home-2024-calendar-2-1706605747.png
 

Vun bồi chữ “Hiếu” trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Giữa đời sống hiện đại xô bồ, nhiều giá trị đạo đức xã hội như tình cảm gia đình, chữ hiếu có phần bị lu mờ. Tìm hiểu về sự tích “Tam sinh, tam hoá", đồng thầy Huyền Tích càng kính trọng đức Thánh Mẫu bởi từ nhỏ Ngài đã tỏ rõ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Chính vì thế, đức Thánh Mẫu đã trở thành biểu tượng về sự hiếu thuận để người Việt noi theo.

Ngoài những lúc thực hiện các nghi lễ, nghi thức trong tín ngưỡng, đồng thầy Huyền Tích còn chú trọng dạy dỗ các đệ tử khai tâm dưỡng trí, đi theo con đường thánh thiện, biết vun đắp hạnh phúc gia đình, đặc biệt phải hiếu thuận với cha mẹ. Chia sẻ về điều này, Đồng thầy Huyền Tích bày tỏ: "Ba lần giáng sinh nơi trần gian, Thánh Mẫu luôn là người con hết lòng yêu thương, hy sinh cuộc sống của mình để đền đáp ơn sinh thành, phụng dưỡng cho cha mẹ trong suốt cuộc đời. Đức Thánh Mẫu đã dạy chúng ta bài học “Bách thiện hiếu vi tiên” - Trăm việc thiện thì việc hiếu đứng đầu”. 

tri-an-cha-me-1706606541.jpg
 

Sau bao năm tháng ấp ủ, chương trình “Bách thiện hiếu vi tiên" lần đầu tiên được tổ chức tại đền thượng Ngai Vàng dưới sự tham gia của hàng trăm gia đình cùng sự chứng kiến của các lãnh đạo địa phương và du khách thập phương. “Nhiều năm thờ phụng và thực hành nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu, tôi càng kính trọng đức Thánh Mẫu vì lòng hiếu thảo của Ngài, tôi trăn trở phải làm điều gì đó để các đệ tử, khách thập phương trong và ngoài tín ngưỡng hiểu được sự tích và tấm lòng hiếu thuận của Thánh Mẫu với cha mẹ. Noi theo đức hiếu hạnh của Thánh Mẫu, tôi răn dạy các đệ tử phải đặt chữ hiếu làm đầu vì cha mẹ là vị Thánh sống mà may mắn chúng ta được kề cận chăm lo, phụng dưỡng. Những ai còn cha mẹ phải biết trân trọng, yêu quý, để khi cha mẹ mất rồi chúng ta không phải hối tiếc và day dứt về những điều chưa làm được.

Lần đầu tiên tổ chức chương trình “Bách thiện hiếu vi tiên”, tôi rất vui khi nhận được sự ủng hộ của chính quyền, của bà con sinh sống nơi đây, đặc biệt là các đệ tử đưa bố mẹ về dự lễ. Chứng kiến các con bày tỏ tình yêu thương, lòng biết ơn với cha mẹ, tôi rất xúc động vì mong ước đưa gương hiếu hạnh của Thánh Mẫu lan tỏa và thực hành trong cuộc sống đã thành hiện thực. Tôi dự định sẽ tổ chức ngày lễ này hàng năm và là hoạt động chính của việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại đền thượng Ngai Vàng” - Đồng thầy Huyền Tích chia sẻ thêm.

gs-su-hoc-le-van-lan-1706606467.jpg
 
Năm 2016, UNESCO công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự vinh danh, thừa nhận những đóng góp to lớn của tín ngưỡng thờ Mẫu trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam. 

Đoàn Hoà - Ngọc Diệp

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/index.php/dao-mau-tin-nguong-thieng-lieng-cua-nguoi-viet-1-2-a3234.html