Cảnh sắc yên bình của làng Sen quê Bác trong "2 Ngày 1 Đêm"

Chương trình "2 ngày 1 đêm" vừa có hành trình đầy ý nghĩa, xúc động khi đến thăm những địa điểm nổi tiếng ở Nghệ An như khu di tích lịch sử Kim Liên, đền thờ Vua Mai Hắc Đế...

Trong tập mới nhất của chương trình "2 Ngày 1 Đêm", dàn cast chính gồm Trường Giang, Ngô Kiến Huy, Lê Dương Bảo Lâm, Kiều Minh Tuấn, Cris Phan, HIEUTHUHAI cùng 2 khách mời là Huy Khánh, Đức Thịnh đã khám phá những địa điểm ấn tượng ở Nghệ An. Trong đó, hai địa điểm ấn tượng nhất là khu di tích Kim Liên và đền thờ vua Mai Hắc Đế.

Khu di tích lịch sử Kim Liên

Khu di tích lịch sử Kim Liên Nghệ An là nơi lưu giữ những hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ. Khu di tích này thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi đây mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật, kể cả dịp lễ tết. Vào mùa hè, khu di tích sẽ mở cửa từ 7h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h. Mùa đông sẽ mở cửa từ 7h30 đến 12h, chiều từ 13h30 đến 17h.

nghean7-1697430626.jpg
Khu di tích Kim Liên - Ảnh: CTCC

Khu di tích lịch sử Kim Liên cách thành phố Vinh khoảng 15km và cách trung tâm thị xã Cửa Lò khoảng 26km, có diện tích 205 ha với nhiều địa điểm tham quan ấn tượng liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nơi đây có rất nhiều cây xanh mát, gồm 4 cụm chính là quê nội Làng sen, quê ngoại làng Hoàng Trù, mộ phần bà Hoàng Thị Loan và khu trưng bày, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi một di tích nơi đây đều mang đến cho du khách cảm xúc vô cùng khó tả.

nghean4-1697430700.jpg
Dàn nghệ sĩ dâng hoa tươi lên bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: CTCC

Trong hành trình này, dàn cast có cơ hội thăm Làng Hoàng Trù, là quê ngoại của Bác, nơi Người được sinh ra và trải qua thời thơ ấu. Tại đây có ngôi nhà của gia đình Bác, nhà cụ Hoàng Xuân Đường (ông ngoại Bác Hồ) và nhà thờ chi họ Hoàng Xuân.

Tiếp đó cả đoàn tham quan làng Sen - quê nội của Bác Hồ, thuộc địa phận xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Năm 11 tuổi, Bác chuyển về làng Sen sinh sống trong mái nhà tranh 5 gian, xung quanh che phên, được lợp bằng lá mía, hai bên là những hàng cây xanh ngát gồm cau, hoa dâm bụt... Ở bên ngoài có tấm biển "Nhà ông Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - Thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh".

nghean47-1697463365.jpg
Nhà ông Phó Bảng - Thân sinh Bác Hồ - Ảnh: Khu di tích Kim Liên
nghean45-1697463099.jpg
Vườn nhà Bác trồng rất nhiều rau, cây ăn quả - Ảnh: Khu di tích Kim Liên

Cụ thân sinh ra Bác Hồ là người đầu tiên đỗ đại khoa cao nhất làng nên được dân làng xuất công quỹ mua một nhà gỗ 5 gian để mừng cho Tân Phó Bảng. Ngày xưa, lúc Bác về thăm quê thấy bà con đặt tấm bảng trước cửa nhà mình ghi "Nhà của Hồ Chủ tịch" nhưng Người liền nói đây là nhà của ông Phó Bảng. Ý của Người là nhờ cha đỗ Phó Bảng thì gia đình Bác mới có được căn nhà như thế này.

nghean43-1697462971.jpg
Du khách vào thăm làng Sen quê Bác - Ảnh: Khu di tích Kim Liên
nghean46-1697463222.jpg
Các kỷ vật được trưng bày trong khu di tích Kim Liên - Ảnh: Khu di tích Kim Liên

Ngày về thăm quê, có người đề xuất trồng hoa trong vườn nhà cho cảnh quan thêm đẹp nhưng Bác nói rằng đồng ý cho mọi người trồng hoa nhưng hoa khoai lang vẫn đẹp nhất. Ý của Bác là bấy giờ đất nước còn nghèo, người dân còn đói nên cần tăng gia sản xuất, mùa nào thức nấy. Bây giờ trong vườn nhà người dân trồng khoai, lạc, đậu... cùng các loại cây ăn quả như bưởi, cau, ổi, cam, chè mạn,...

Ngôi nhà vẫn lưu giữ nhiều kỷ vật đơn sơ từ ngày xưa như chiếc khung cửi gỗ, bàn gỗ, bút nghiên,... đã sờn cũ, bạc màu theo thời gian. Qua lời thuyết minh, dàn cast không giấu được xúc động khi tưởng nhớ về cuộc sống tuổi thơ của Bác.

nghean41-1697462733.jpg
Đúng như tên gọi làng Sen, đến đây du khách có cơ hội chiêm ngưỡng hoa sen nở rộ thơm ngát tạo nên không gian rất đỗi yên bình - Ảnh: Khu di tích Kim Liên
nghean40-1697462637.jpg
Mộ phần bà Hoàng Thị Loan - Ảnh: Khu di tích Kim Liên

Ngoài ra, ở khu di tích Kim Liên còn có mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác. Mộ phần của bà nằm lưng chừng nọn núi Động Tranh, dãy núi Đại Huệ. Xung quanh mộ được ốp đá hoa cương, đá cẩm thạch và trồng rất nhiều hoa. Đến viếng mộ bà, du khách có thể ngắm nhìn một phần nước non xứ Nghệ.

Đền thờ Vua Mai Hắc Đế

nghean48-1697463698.jpg
Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Ảnh: Ban quản lý di tích Nghệ An

Theo các tài liệu lịch sử, Vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại làng Ngọc Trừng, xã Đông Liệt, nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và giành thắng lợi hoàn toàn khi lật đổ chế độ cai trị áp bức bóc lột của nhà Đường, lập nên nhà nước Vạn An (713 - 722). Người dân vì tưởng nhớ công lao của ông đã lập nên đền thờ tại chính quê hương Nghệ An.

nghean9-1697430935.jpg
Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Ảnh: CTCC

Đền thờ Vua Mai Hắc Đế gồm Tam quan, nhà thờ, thượng điện, trung điện, hạ điện... Tại đền thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như long ngai, bài vị, câu đối, tượng Vua Mai Hắc Đế uy nghi... Tháng 12/2022, đền thờ Vua Mai Hắc Đế được công nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đoàn Hòa

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/index.php/ve-tham-que-bac-cung-chuong-trinh-2-ngay-1-dem-a2221.html