'Bí kíp' giúp bạn bảo vệ sức khỏe trong những ngày nắng nóng gay gắt

Mùa hè sắp đến và những con nóng dài liên miên cũng bắt đầu quay trở lại. Trong thời tiết nắng nóng này, nếu bạn không cẩn thận thì sức khỏe rất dễ bị mệt mỏi, say nắng thậm chí là có thể gây ra ngất xỉu, đột quỵ.

nguoi-dan-ra-duong-deu-phai-bit-kin-mit-1684408021.jpg

Người dân ra đường đều phải bịt kín mít, Ảnh: ĐÌNH HUY

Tìm nơi bóng mát “trú ẩn”

Để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng, ta nên cố gắng hạn chế thời gian khi đi ra ngoài trời càng ít càng tốt. Trừ khi tính chất công việc của bạn phải thật sự cần thiết ra ngoài thì bạn nên lựa chọn khoảng thời gian phù hợp khi ra ngoài. Hãy tránh những khung giờ đỉnh điểm như từ 10h đến 16h chiều bởi nhiệt độ ngoài trời cũng như ánh nắng lúc này đặc biệt ngày nóng gắt và độc. Nếu có điều kiện thì khi ra ngoài, ta cũng có thể lựa chọn những phương tiện có điều hòa làm mát như ô tô hoặc xe bus. Nếu bạn lựa chọn đi xe máy để di chuyển thì nên bảo vệ cơ thể để chống nắng bằng cách mặc áo khoác, bao tay, đeo khẩu trang, đội nón rộng vành... Những vật dụng này cực kỳ có ích. Bạn tuyệt đối đừng chủ quan nếu không bạn bị sốc nhiệt dẫn đến ngất xỉu thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Không thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột

Đặc biệt cần lưu ý không nên thay đổi nhiệt độ thân nhiệt một cách đột ngột đó là cách bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng chẳng hạn như: mọi người khi đang ở ngoài trời nắng nóng không nên bước vào phòng có máy lạnh ngay hoặc ngược lại, bởi môi trường ở nhiệt độ cao cơ thể đổ nhiều mồ hôi các lỗ chân lông trên da mở ra rồi tiếp xúc môi trường ở nhiệt độ thấp nhanh sẽ dễ bị cảm lạnh.

Đối với cơ thể mỗi người khác nhau, người có sức khỏe yếu dễ sốc nhiệt dẫn đến ngất xỉu, choáng váng,...

Cách để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng không bị sốc nhiệt nên khi ở ngoài vào phòng thì phải bật máy điều hòa nhiệt độ lạnh từ từ hoặc ngồi nghỉ ngơi một khoảng thời gian ở chỗ mát rồi vào phòng lạnh.

Luôn cần chú ý bổ sung đủ nước cho cả ngày dài

 Để chống nắng nóng cần uống nhiều nước, vì nắng nóng làm cơ thể ra mồ hôi nhiều, nếu không được bù nước đầy đủ sẽ gây mất nước và điện giải. Cần bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Cần ăn chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng và có sự thay đổi, luân phiên trong việc chế biến các món ăn; nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, thức ăn nhiều nước; ăn nhiều những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể để chống nắng nóng như: trái cây, rau xanh, chè hạt sen, sữa chua, sữa tươi…

Che và chống nắng cẩn thận khi đi ra ngoài

Trong những đợt nắng nóng gay gắt, mới 7 – 8h sáng thời tiết đã trở nên rất gay gắt. Khi đi ngoài đường, khói, bụi, hơi nóng từ đường hấp lên càng khiến bức bối. Vì thế, hãy hạn chế tối đa đi ra ngoài đường trong giờ nóng cao điểm từ 11h trưa đến 4h chiều. Và khi đi ra nắng, hãy đảm bảo toàn cơ thể được che nắng khi ra ngoài. Hở vùng da nào sẽ “hun đốt” vùng da đó, vừa gây cháy da (sau đi nắng, da bị đỏ ứng, rồi bong từng lớp), vừa hại cho sức khỏe. Hãy thử kết hợp, vừa đội mũ, vừa che ô, cảm giác dịu đi rất rõ ràng và còn giúp chăm sóc da khỏi nắng. 

Các dấu hiệu của sự kiệt sức vì nhiệt bao gồm:

Đau đầu

Chóng mặt và nhầm lẫn

Chán ăn và cảm thấy buồn nôn

Đổ mồ hôi nhiều và da nhợt nhạt, sần sùi

Chuột rút ở tay, chân và bụng

Thở nhanh

Nhiệt độ từ 38°C trở lên

Khát nước.

Dấu hiệu của người bị sốc nhiệt

Các triệu chứng của kiệt sức vẫn còn sau 30 phút

Nhiệt độ tăng lên đến 40C hoặc cao hơn

Cảm thấy nóng và khô

Không đổ mồ hôi mặc dù cơ thể nóng

Thở nhanh hoặc hụt hơi

Mất tỉnh táo

Lên cơn hoặc co giật

Không phản ứng

Phải làm gì nếu ai đó bị say nắng

Đưa người bệnh vào nơi mát mẻ. Ở trong nhà là tốt nhất, nhưng nếu chưa có điều kiện hãy đưa họ vào nơi có bóng râm. Cởi càng nhiều quần áo bên ngoài càng tốt. Điện thoại cho xe cấp cứu. Sử dụng quạt làm mát trong khi chờ đợi. Làm giảm thân nhiệt bằng một tấm khăn ướt (vắt ráo nước) chườm mát. Thường xuyên đo nhiệt độ và tiếp tục làm điều này cho đến khi thân nhiệt giảm xuống 38C (100,4F). Khi nhiệt độ đã giảm, hãy bỏ tấm khăn ướt và thay bằng tấm khô. Trấn an bệnh nhân cho đến khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế.

Link nội dung: https://vntravel.org.vn/index.php/bi-kip-giup-ban-bao-ve-suc-khoe-trong-nhung-ngay-nang-nong-gay-gat-a1249.html